Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
ThanhKhoa
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
tuquynh
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
Admin
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
qwerty68
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
kimerajamm
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
lavivi
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
moonlight172
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
chuongtk
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
gianggiangonline
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_lcapHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Voting_barHồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 10 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 10 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009   Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 Icon_minitimeMon Mar 22, 2010 9:14 pm

Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009 HosonhanquyenMy18
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009

15:03 | 18/03/2010


Dòng người thất nghiệp ở Mỹ ngày càng dài thêm.

Ngày 12-3 vừa qua, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố bản báo cáo mang tên "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009". Ðây là năm thứ 11 liên tiếp, Trung Quốc công bố Hồ sơ nhân quyền Mỹ. Dưới đây là trích nội dung "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009" để bạn đọc tham khảo.
Ngày 11-3-2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về tình hình nhân quyền ở các nước trong năm 2009, một lần nữa tự coi mình là "quan tòa của thế giới về nhân quyền". Cũng như các năm trước, các báo cáo này chứa đầy những lời cáo buộc về tình hình nhân quyền tại hơn 190 nước và khu vực, trong đó có Trung Quốc, nhưng lại làm ngơ, tránh né hoặc thậm chí che đậy những vụ vi phạm nhân quyền ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Hồ sơ về tình hình nhân quyền của Mỹ năm 2009 được soạn ra nhằm giúp mọi người trên thế giới hiểu rõ tình hình thực tế về nhân quyền tại Hoa Kỳ.

I. Về cuộc sống, tài sản và an ninh cá nhân

Tình trạng tội phạm bạo lực lan tràn ở Mỹ đe dọa cuộc sống, tài sản và an ninh cá nhân của người dân nước này.

Trong năm 2008, công dân Mỹ phải chịu 4,9 triệu vụ phạm tội bạo lực, 16,3 triệu vụ phạm tội tài sản và 137.000 vụ trộm cắp cá nhân, và tỷ lệ là cứ 1.000 người tuổi từ 12 trở lên có 19,3 người từng là nạn nhân của tội phạm bạo lực (báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ công bố tháng 9-2009). Trong năm 2008, hơn 14 triệu vụ bắt giữ vì các tội danh khác nhau (không kể vi phạm luật giao thông) ở Mỹ, và tỷ lệ là cứ 100.000 cư dân có 198,2 người từng bị bắt giữ vì phạm tội bạo lực (Tình trạng tội phạm ở Mỹ, 2008, http://www.fbi.gov). Trong năm 2009, có 35 vụ giết người ở Philadelphia, tăng 67% so với năm 2008 (Thời báo NewYork, 30-12-2009). Ở TP NewYork, năm 2009 có 461 vụ giết người, và tỷ lệ phạm tội là 1.151 vụ trên 100.000 người dân. TP Xan An-tô-ni-ô của bang Texas là nơi nguy hiểm nhất trong 25 thành phố lớn của Mỹ với tỷ lệ 2.538 vụ phạm tội trên 100.000 người dân (China Press, 30-12-2009). Tỷ lệ các vụ giết người tăng 5,5% ở các thị trấn có số dân từ 10.000 người trở xuống trong năm 2008 (http://www.usatoday.com, 1-6-2009). Phần lớn trong 15.000 vụ giết người bình quân hằng năm ở Mỹ xảy ra ở các thành phố nơi có tập trung những khu dân cư nghèo (http://www.reuters.com, 7-10-2009).

Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về số người dân sở hữu súng. Theo số liệu của FBI và Cục Quản lý rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF), những người sở hữu súng trong tổng số dân 309 triệu người của Mỹ có hơn 250 triệu khẩu súng, và phần lớn những người sở hữu súng ở Mỹ đều có hơn một khẩu súng. Người Mỹ thường mua bảy tỷ viên đạn mỗi năm, nhưng riêng năm 2008 con số này tăng vọt thành khoảng chín tỷ viên (China Press, 25-9-2009). Tại Mỹ, các hành khách đi máy bay được phép mang theo vũ khí không có đạn sau khi đã khai báo.

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 30.000 người chết vì các vụ việc liên quan tới súng (China Press, 6-4-2009). Theo một báo cáo của FBI, có 14.180 nạn nhân của các vụ giết người năm 2008 (Nước Mỹ ngày nay, 15-9-2009). Súng được dùng trong 66,9% các vụ giết người, 43,5% các vụ cướp và 21,4% các vụ tiến công nghiêm trọng (http://www.thefreelibrary.com). Báo Nước Mỹ ngày nay đưa tin, một người đàn ông tên là Michael Mc.Lander đã giết 10 người tại hai thị trấn nông thôn của bang Alabama trước khi tự sát ngày 11-3-2009. Ngày 29-3, một người đàn ông tên là Robert Stuart đã bắn chết tám người và làm bị thương ba người khác tại một nhà an dưỡng ở Bắc Carolina Ngày 3-4, một người nhập cư tên là Giverlin Wong bắn chết 13 người và làm bị thương bốn người khác tại một trung tâm dịch vụ nhập cư ở Binghamton, NewYork

(Thời báo NewYork, 4-4-2009). Trong năm 2009, một loạt các vụ tiến công cảnh sát làm nước Mỹ choáng váng. Ngày 21-3, một người đàn ông 26 tuổi thất nghiệp bắn chết bốn cảnh sát tại Oclan, California, trước khi bị cảnh sát bắn chết (http://cbs5.com). Ngày 4-4, một người đàn ông tên là Richard Poploski bắn chết ba cảnh sát tại Pilberg, Penxinvania (Thời báo NewYork, 1, 2, 3-12-2009).

Các khu ký túc sinh viên trở thành nơi xảy ra nhiều vụ phạm tội bạo lực nhất với số vụ xả súng lan tràn và ngày một gia tăng. Quỹ Di sản Mỹ cho biết, có 11,3% số học sinh trung học ở Thủ đô Washington từng bị "đe dọa hoặc làm bị thương" bằng vũ khí khi đang ở trường trong năm học 2007-2008. Trong cùng thời gian này, cảnh sát nhận được hơn 900 cuộc điện thoại tới số 911 báo về các vụ bạo lực tại các trường ở Thủ đô Washington. Tại các trường công ở New Jersey, có 17.666 vụ bạo lực trong năm học 2007-2008 (http://www.state.nj.us). Tại Trường ÐH Tổng hợp TP NewYork, có 107 vụ phạm tội lớn xảy ra tại năm khu ký túc của trường trong năm học 2006-2007 (Bưu điện NewYork, 22-9-2009).

II. Về các quyền dân sự và chính trị

Tại Mỹ, các quyền dân sự và chính trị của công dân bị chính quyền hạn chế và xâm phạm nghiêm trọng.

Cảnh sát nước này thường xuyên sử dụng bạo lực đối với người dân. Báo Người bảo vệ Chicago ngày 8-7-2009 cho biết, có 315 cảnh sát ở NewYork bị giám sát nội bộ do từng dùng bạo lực không hạn chế trong lúc thực thi pháp luật. Con số này chỉ là 210 cảnh sát trong năm 2007. Sở Cảnh sát NewYork ngày 17-11-2009 cho biết, cảnh sát thành phố này đã bắn 588 viên đạn trong năm 2007, làm chết mười người, và bắn 354 viên đạn trong năm 2008, làm chết 12 người. Ngày 3-9-2009, một sinh viên ÐH bang San Jose đã bị bốn cảnh sát bang này dùng dùi cui đánh liên tục và súng phóng điện chích mười lần(http://mercurvnews.com, 27-10-2009). Theo tổ chức Ân xá quốc tế, trong mười tháng đầu năm 2009, cảnh sát Mỹ đã làm chết 45 người do sử dụng súng phóng điện quá giới hạn. Nạn nhân trẻ nhất mới 15 tuổi. Từ năm 2001 đến tháng 10-2009, có 389 người chết vì súng phóng điện của cảnh sát (http://theduckshoot.com).

Trong giới các nhân viên thực thi luật pháp Mỹ phổ biến tình trạng lạm dụng quyền lực. Tháng 7-2009, FBI điều tra bốn cảnh sát ở khu vực Washington vì nhận tiền bảo kê một đường dây cờ bạc do một số trùm buôn ma túy mạnh nhất ở khu vực này điều hànhtrong hai năm (Bưu điện Washington, 19-7-2009). Tháng 9-2009, một cảnh sát ngoài giờ làm việc ở Chicago đã tiến công một người lái xe buýt (http://www.chicagobreakingnews.com). Cũng trong tháng này, bốn cựu cảnh sát ở Chicago bị kết tội tống tiền gần 500.000 USD một người gốc Tây Ban Nha lái một xe hơi đắt tiền với biển số méo mó, ngoài ra còn bị nghi ngờ buôn lậu ma túy trong khi thực thi luật pháp, và hối lộ cấp trên (Diễn đàn Chicago, 19-9-2009). Tháng 11-2009, một cựu cảnh sát trưởng hạt Prince Georges ở Morningsider bị kết tội bán súng ăn cắp cho một dân thường (Bưu điện Washington, 18-11-2009). Tại các thành phố lớn của Mỹ, cảnh sát dừng, hỏi và lục soát hơn một triệu người mỗi năm, cao hơn vài năm trước nhiều lần (http://huffingtonpost.com, 8-10-2009).

Các nhà tù ở Mỹ chật cứng tù nhân. Theo một báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 8-12-2009, có hơn 7,3 triệu người đang được quản giáo tại hệ thống nhà tù Mỹ tính đến cuối năm 2008. Số tù nhân tăng 0,5% trong năm 2008 so với năm trước (http://www.wsws.org). khoảng 2,3 triệu người bị giam giữ trong các nhà giam, tỷ lệ là cứ 198 người dân ở Mỹ có một người bị giam. Từ năm 2000 đến 2008, số tù nhân ở Mỹ tăng trung bình 1,8%/năm (http://mensnewsdaily.com, 18-1-2010). Chính quyền bang California thậm chí còn đề nghị chuyển hàng chục nghìn người nhập cư bất hợp pháp bị giữ ở bang này sang Mê-hi-cô nhằm giảm tình trạng quá tải trong hệ thống nhà tù của bang này (http://news.yahoo.com, 26-1-2010).

Các quyền cơ bản của tù nhân ở Mỹ không được bảo vệ đầy đủ. Ngày càng có nhiều vụ nhân viên quản giáo hãm hiếp tù nhân. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, số vụ nhân viên quản giáo lạm dụng tình dục tù nhân tại 93 nhà tù liên bang của Mỹ tăng gấp đôi trong tám năm qua. Trong 90 nhân viên quản giáo bị truy tố vì lạm dụng tình dục tù nhân, gần 40% cũng bị kết tội vì phạm tội khác (Bưu điện Washington, 11-9-2009). Thời báo NewYork đưa tin ngày 24-6-2009, theo một cuộc điều tra liên bang đối với hơn 63.000 tù nhân bang và liên bang, 4,5% trong số đó cho biết, từng bị lạm dụng tình dục ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Ước tính có ít nhất 60.000 vụ hãm hiếp tù nhân trên toàn nước Mỹ trong cùng thời gian đó.

Tình trạng quản lý hỗn loạn ở các nhà tù tại Mỹ cũng dẫn tới tình trạng lây lan bệnh tật ở tù nhân. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, có 20.231 tù nhân nam và 1.912 tù nhân nữ nhiễm HIV trong các nhà tù bang và liên bang tính đến cuối năm 2008. Tỷ lệ tù nhân nam và nữ bị HIV/AIDS chiếm lần lượt là 1,5% và 1,9% (http://www.news-medical.net, 2-12-2009). Hơn 130 tù nhân bang và liên bang ở Mỹ chết vì các bệnh liên quan AIDS trong năm 2007 (http://thecrimereport.org, 2-12-2009). Tổ chức Theo dõi nhân quyền tháng 3-2009 cho biết, mặc dù nhà tù bang NewYork có số tù nhân nhiễm HIV cao nhất ở Mỹ, nhưng nhà tù này không cung cấp đủ phương tiện điều trị cho tù nhân, và thậm chí còn giam cách ly những tù nhân bị HIV mà không có bất kỳ biện pháp điều trị gì cho họ.

Trong khi kêu gọi "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" và "tự do internet", chính phủ Mỹ giám sát và hạn chế vô nguyên tắc các quyền tự do này của công dân Mỹ khi chúng đụng chạm tới lợi ích và nhu cầu của chính nhà cầm quyền.

Quyền tự do tiếp cận và cung cấp thông tin của các công dân Mỹ bị giám sát chặt chẽ. Theo các tin tức báo chí, Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bắt đầu lắp đặt thiết bị chuyên dụng trên toàn quốc để nghe trộm các cuộc điện thoại, fax và email và thu thập các cuộc liên lạc trong nước từ đầu năm 2001. Các chương trình nghe trộm đường liên lạc này đầu tiên nhằm vào những người Mỹ gốc A-rập, nhưng ngay sau đó được áp dụng với các nhóm người Mỹ khác. NSA thiết lập hơn 25 cơ sở theo dõi ở San Jose, San Diego, Siaton, Los Angeles và Chicago. gần đây NSA công bố cục này đang xây dựng một nhà kho dữ liệu rộng hơn một triệu phít vuông trị giá 1,5 tỷ USD tại trại William ở Uta, cùng với một nhà kho dữ liệu khổng lồ khác ở San Antonio, thuộc Bộ chỉ huy không gian mạng mới của NSA. Một người đàn ông tên là Narchios đã bị kết tội với 19 tội danh và chịu án sáu năm tù sau khi người này từ chối tham gia chương trình theo dõi của NSA (http://www.onelinejournal.com, 23-11-2009).

Sau cuộc tiến công ngày 11-9-2001, nhà cầm quyền Mỹ, nhân danh chống khủng bố, đã cho phép các cơ quan tình báo của mình xâm nhập các hòm thư liên lạc của công dân, theo dõi và xóa bất kỳ thông tin nào đe dọa lợi ích quốc gia Mỹ trên internet. Ðạo luật Ái quốc của Mỹ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật tìm kiếm các cuộc điện thoại, liên lạc email, các hồ sơ y tế, tài chính và các hồ sơ khác, càng làm tăng sự tùy tiện trong thực thi luật pháp và các cơ quan quản lý nhập cư trong việc bắt giữ và trục xuất người nước ngoài bị tình nghi theo các đạo luật liên quan chống khủng bố. Ngày 9-7-2009, Thượng viện Mỹ thông qua các khoản bổ sung Luật theo dõi tình báo nước ngoài 2008, cho phép miễn truy tố các công ty viễn thông tham gia các chương trình thu trộm liên lạc và cho phép chính phủ thu trộm các cuộc liên lạc quốc tế giữa người Mỹ và những người ở nước ngoài vì mục đích chống khủng bố mà không cần sự đồng ý của tòa án

(Thời báo NewYork, 10-7-2008). Từ năm 2002 đến 2006, FBI đã thu thập hàng nghìn danh bạ điện thoại của công dân Mỹ thông qua các thư, tin nhắn và cuộc điện thoại. Tháng 9-2009, Mỹ lập một cơ quan giám sát an ninh internet, càng làm công dân Mỹ lo ngại rằng nhà cầm quyền Mỹ có thể sử dụng an ninh internet làm cớ để giám sát và can thiệp vào các hệ thống của cá nhân. Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết NSA đã xâm nhập các tin nhắn qua email và các cuộc điện thoại của người Mỹ trong những tháng gần đây với quy mô vượt quá những giới hạn pháp lý do QH Mỹ đã đặt ra năm trước. Không những thế, NSA còn nghe trộm những cuộc điện thoại của các chính khách nước ngoài, các quan chức của các tổ chức quốc tế và các nhà báo nổi tiếng (Thời báo NewYork, 15-4-2009). Quân đội Mỹ cũng tham gia các chương trình nghe trộm. Theo CNN, Tổ chức đánh giá nguy cơ internet của quân đội Mỹ có trụ sở ở Virginia chịu trách nhiệm giám sát các blog cá nhân chính thức và không chính thức, các văn bản chính thức, thông tin liên lạc cá nhân, ảnh chụp các vũ khí, đường vào các trại quân đội cũng như các trang web khác "có thể đe dọa an ninh quốc gia Mỹ".

Cái gọi là "tự do báo chí" của Mỹ thực tế hoàn toàn phụ trợ các lợi ích quốc gia Mỹ và do nhà cầm quyền Mỹ chi phối. Theo tin tức các báo, chính phủ Mỹ và Lầu năm góc tuyển mộ một số các cựu sĩ quan quân đội trở thành các nhà bình luận thời sự truyền hình và đài phát thanh để cung cấp "những bình luận tích cực" và phân tích như "những chuyên gia quân sự" về các cuộc chiến của Mỹ ở I-rắc và Afghanistan, nhằm hướng dẫn dư luận, đánh bóng các cuộc chiến, và giành sự ủng hộ của công chúng đối với tư tưởng chống khủng bố (Thời báo NewYork, 20-4-2009). Cuối năm 2009, QH Mỹ thông qua dự luật áp đặt trừng phạt một số kênh vệ tinh A-rập vì đã phát những nội dung thù nghịch với Mỹ và kích động bạo lực (http://blogs.rnw.nl). Tháng 9-2009, những người biểu tình đã dùng mạng xã hội Twitter và tin nhắn để tổ chức các cuộc biểu tình đụng độ với cảnh sát nhiều lần ở Pilberg, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao G20. Sau đó E.Madison, 41 tuổi, bị buộc tội cản trở nhà chức trách thông qua internet. Cảnh sát cũng lục soát nhà của người này (http://www.nytime.com, 5-10-2009). Vic Wonchard, Giám đốc pháp lý của Liên minh các quyền tự do dân sự Mỹ ở Penxinvania cho biết trong khi các hành động tương tự ở các nước khác sẽ bị gọi là vi phạm nhân quyền thì ở Mỹ được gọi là việc kiểm soát tội phạm cần thiết./.




Các từ khóa theo tin:

(Theo báo Nhân Dân)
Về Đầu Trang Go down
 
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2009
» Quyền lực bà nội trợ
» Những Bạo Chúa, 100 Tên Chuyên Quyền
» Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ
» Nền tảng chính trị – tư tưởng và pháp lí về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng ta

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Âm Mưu Của Bọn Ngoại Bang-
Chuyển đến