Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
ThanhKhoa
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
tuquynh
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
Admin
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
qwerty68
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
kimerajamm
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
lavivi
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
moonlight172
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
chuongtk
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
gianggiangonline
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_lcapMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Voting_barMột Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Empty
Bài gửiTiêu đề: Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại   Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại Icon_minitimeFri May 14, 2010 4:32 pm

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại

hay là

Cái Gan Bàn Tay của Mông Kha

http://daovien.wordpress.com/ March 30, 2010

Đào Viên

14 tháng 5, 2010


The best religion is the most tolerant.
—Delphine de Girardin (1804 – 1855)



Thế kỷ thứ 13 tại Âu châu là một thời kỳ cực thịnh của đạo Thiên Chúa Ca Tô La Mã (Christian Roman Catholic). Các nước ở Âu Châu khi đó là một tập hợp một số quốc gia quân chủ lỏng lẻo, nhưng lại hợp quần với nhau, cùng chịu chung sự lãnh đạo và điều động của Nhà thờ Thiên Chúa Ca Tô La Mã (gọi tắt dưới đây là Nhà Thờ). Giáo Hoàng, lãnh tụ đứng đầu Nhà thờ này không những chỉ có thần quyền mà còn có cả thế quyền đè nặng lên dân chúng và vua quan các nước ở Âu Châu.



Giáo hoàng Gregory IX (117-1241)

Giáo Hoàng lúc đó là Gregory IX đã tuyên bố rằng Giáo Hoàng là Chúa tể của vũ trụ, có quyền hạn không những trên tất cả người dân mà còn trên tất cả những hiện vật của thế gian. Giáo Hoàng thừa kế là Innocent IV còn đi xa hơn khi cho rằng Giáo Hoàng của nhà thờ La Mã là Chúa tể của thiên hạ là vì đã được chúa Ki Tô ban phước cho như vậy. Chính vì vậy mà nhà thờ Ca Tô La Mã, với tất cả uy quyền trong tay, một chính sách bất bao dung tàn bạo, đã mở ra hồi đầu thế kỷ những chiến dịch trừ khử những gì có thể nguy hiểm cho quyền lợi của họ. Innocent IV cũng là người đã cho phép dùng cực hình, dùng mọi hình thức tra tấn để lấy khẩu cung và cưỡng bách những kẻ ngoại đạo cải đạo sang đạo Ca Tô La Mã. Chiến dịch khủng khiếp này, dược mệnh danh là Toà Án Xử Dị Giáo (Inquisition), đã kéo dài gần 300 năm tại Âu Châu.

Một trong những nạn nhân đáng kể lại của chiến dịch này là một ông giáo sĩ Do Thái. Ngày hôm đó, vua Louis IX của nước Pháp, một người rất mộ đạo Thiên chúa, đến tham dự một cuộc tranh luận về giáo lý tại một giáo đường ở Cluny, giữa một bên là các giáo sĩ Thiên chúa giáo và bên kia là các tu sĩ Do Thái giáo. Khi một ông tu sĩ Do Thái giáo đặt nghi vấn về vấn đề trinh nguyên của Đức Mẹ đồng trinh khi sinh ra đức chúa Giê Su, thì trong số khán giả đến nghe, có một ông hiệp sĩ đã nhẩy lên, rút gươm ra mà chém vào đầu ông giáo sĩ Do Thái. Ban tổ chức hốt hoảng phản đối, thì vua Louis IX – người sau này được Nhà Thờ phong thánh thành Saint Louis – đứng ra tuyên bố là; “cách tốt nhất để người Thiên Chúa giáo bảo vệ tín lý của mình là đâm mạnh gươm vào bụng kẻ ngoại đạo cho thật sâu”.



Giáo Hoàng Innocent IV

Kẻ thù chính yếu của Thiên chúa giáo lúc bấy giờ là đạo Islam (Hồi giáo) và những người Muslim, hồi đó đang kiểm soát vùng Đất Thánh (Holy Land) ở Trung Đông. Ngay từ thế kỷ thứ 11, Nhà Thờ đã tổ chức nhiều cuộc Thánh Chiến chống lại người Muslim hòng chiếm lại Đất Thánh, nhưng họ đều thất bại. Họ chỉ chú tâm đến Hồi giáo và những người Muslim mà họ đang tìm đủ mọi cách để tiêu diệt.

Ngay cả đến khi có tin báo về là có một đạo quân mọi rợ rất đông, rất tinh nhuệ kéo từ phía Đông đến, đang cướp bóc tàn phá các nước theo Hồi giáo, từ phần đất của người Slaves (Nga La Tư) qua Ouzbékistan, Kazakhstan, Afghanistan, Ba Tư (Iran bây giờ), Irắk, đến Ai Cập, Giáo hoàng La Mã cho đó là một ý muốn của đức Chúa Trời, mượn tay một bọn giặc diệt trừ “đồ chó dại Muslim” để đem lại cả vùng Trung Đông về với Ca Tô La Mã. Họ không biết đó là đạo quân Mông Cổ hùng mạnh của Thiết Mộc Chân – tức là Thành Cát Tư Hãn – và con cháu ông ta(1) đến từ Mạc Bắc phía bắc Trung Hoa, đang tàn phá tất cả mọi nơi đã đi qua, tiến đến việc thiết lập một đế quốc Mông Cổ rộng lớn.

Năm 1238, khi có một sứ giả Muslim chạy sang cầu cứu với Nhà Thờ để xin cùng nhau chống lại kẻ thù chung là Mông Cổ thì đã không được dáp ứng. Ông Giám Mục của Westminster là Peter des Roches đã lớn tiếng tuyên bố:



Thiết Mộc Chân - Thành Cát Tư Hãn

“Hãy để cho lũ chó dại cắn nhau xâu xé nhau, cho đến chết. Lúc đó, chúng ta sẽ vào tiêu diệt nốt lũ kẻ thù của Thiên Chúa còn lại, quét sạch trái đất, khiến cho thế giới quy về một mối với Nhà Thờ Ca Tô chúng ta và lúc đó chỉ còn một Chủ chăn cho một bầy con chiên mà thôi” .

Đạo quân Mông Cổ đã tiến sâu vào Âu Châu vượt dãy Oural vào châu Âu, qua sông Volga, sau năm ngày chiến trận, đại phá quân Nga ở thành Riazan (nằm ở hướng đông-nam thành Moscou), giết hết dân trong thành. Quân Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm thành trì của các ông chúa xứ Đông Âu như: Moscou, Vladmir (Nga), Kiev (Ukraine), Varsovie, Cracovie (Ba Lan), Lienitz (Đông Đức), Budapest (Hung Gia Lợi), rồi tiến đến biển Adriatique, tới đâu cũng tàn sát, chỉ tha cho một số để bắt làm nô lệ. Năm 1241, quân Mông Cổ tiến đến sát thành Vienne (Áo). May cho thành này là đúng lúc đó có tin là Đại Hãn Oa Khoát Đài mất ở Mông Cổ. Batu, tướng Mông Cổ đã không tiến đánh nữa mà rút về.

Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227 để lại một đế quốc rộng lớn, chia ra là 3 tiểu quốc, dưới quyền một Hãn và một nước lớn trung ương dưới quyền một Đại Hãn đóng đô tại Karakorum.



o)(o)(o



Mối nguy cơ vì quân Thát Đát – một tên gọi khác cho giống người Mông Cổ – tan biến dần, nhưng lòng ngạo mạn chủ quan của vua chúa Âu Châu và Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Ca Tô La Mã vẫn không thay đổi, mà chỉ có phần tăng trưởng. Họ vẫn nghĩ Nhà Thờ cùng với đức Giáo Hoàng là chúa tề vũ trụ và các dân tộc khác, kể cả bọn Thát Đát, là một bọn mọi rợ cần được cải đạo đem về với Chúa, dưới sự quản trị của Giáo Hoàng La Mã.



Vua Louis IX



Tháng sáu 1245, vua Louis IX nước Pháp, theo lời triệu tập của Giáo Hoàng Innocent IV, lập ra một hội đồng với mục đích tìm cách phủ dụ vua tôi Thát Đát. Kết luận là Giáo Hoàng Innocent IV đã chủ động đứng ra làm một mình. Giáo Hoàng bèn viết ra hai tờ Thánh Chỉ – gọi là “bulls” – cho vua Mông Cồ. Trong một Thánh chỉ, Giáo Hoàng viết rõ tông chỉ của đạo Thiên Chúa và chỉ thị cho vua Thát Đát phải nhìn nhận đức Chúa Giê Su là Con đức Chúa Trời mà phải một lòng thành kính tôn thờ Ngài, và hãy cải đạo sang Thiên Chúa giáo Ca Tô. Thánh chỉ thứ hai có tính cách đe dọa hơn. Giáo Hoàng viết:

“Mặc dầu Thiên Chúa đôi khi không muốn trừng phạt kẻ bất tuân phục trong chốc lát, Nhưng nếu những kẻ này vẫn không chịu tự ý thần phục Ngài, Ngài sẽ có thể không những không chần chừ trừng trị kẻ láo lếu nữa mà còn sẽ tiếp tục trừng trị nhiều hơn nữa sau này”.



John of Plano Carpini

Hai Thánh chỉ này được giao cho một môn đệ của thánh Francis là giáo sĩ Giovanni da Pian del Carpine, hay là John of Plano Carpini(2), người Ý. Giáo sĩ John bắt đầu khởi hành từ Lyon nước Pháp – khi đó là trụ sở của Giáo Hoàng – ngày 16 tháng Tư năm 1245 để đi gặp vua Mông Cổ. Giáo sĩ John có lẽ là người Âu châu đầu tiên làm một cuộc hành trình Đông tiến xa vời vợi, gặp phải cơ man vất vả, khó khan, khi đi ngựa, khi đi bộ. Ông đã phải mất hơn một năm mới tới được Karakorum là nơi đóng đô của Đại Hãn Quý Do – hay là GuYuk – ngày 24 tháng Tám 1246, lúc ấy mới lên ngôi. Kinh đô của Đại Hãn Mông Cổ không có lâu đài nguy nga mà chỉ là những trang trại bằng lều rộng lớn, bên trong bầy biện rất trang trong lịch sự với rất nhiều đồ đạc trang trí mà ông nghĩ là đã bị quân Mông Cổ lấy từ các nước ở Âu Châu về .

Triều đình Mông Cổ lúc đó rất bận rộn đó tiếp nhiều đoàn người sứ giả các nước đủ loại – người ta nói có đến bốn ngàn sứ giả – đến dự lễ lên ngôi báu của Đại Hãn Quý Do, nối nghiệp cha là Oa Khoát Đài. Sau cùng giáo sĩ John cững được dẫn đến gặp vị tân Đại Hãn. Viết về Đại Hãn Quý Do, ông viết: “Đại Hãn khoảng 44, 45 tuổi, trông rất chững chạc, rất lễ độ, phong cách nghiêm trang, khoan thai. Ít ai trông thấy ông ta cười hay rỡn“. Ông trình lên hai Thánh chỉ của Innocent IV. Đến ngày 13 tháng Một ông mới được thư trả lời cũa Đại Hãn Quý Do. Lập tức ông trở về, mất 6 tháng về đến Kiev và thêm 6 tháng nữa mới về đến Lyon trình thư trả lời của Quý Do cho Giáo Hoàng Innocent IV. Vừa đi vừa về, ông đã phải mất hai năm rưỡi để làm song nhiệm vụ.



Đại Hãn Quý Do

Nếu Giáo Hoàng Catô La Mã tin chắc ở thần quyền và thế quyền của mình thì Đại Hãn Mông Cổ cũng tin ở quyền hành tuyệt đối của mình trên thiên hạ không kém. Dân Mông Cổ đã bắt đầu vào Trung Hoa – nhà Tống – văn minh hơn và họ cũng bắt chước theo quan niệm Thiên Tử của người Tầu cho rằng Vua, hay Thiên Tử là con Trời, thay Trời mà cai trị dân. Đối với Thiên Tử Nguyên Mông những ai không tùng phục triều cống Thiên Tử là manh tâm chống đ ối Thượng Đế, cần phải trừng trị.

Quý Do đã trả lời trong thư cho Giáo Hoàng Innocent IV với những lời lẽ trịch thượng không kém:

“Làm sao ngươi biết được là những lời đe dọa của ngươi là từ Thượng Đế?…Tất cả những đất đai dưới ánh sáng mặt trời từ lúc rạng đông cho đến chiều tối, đã là của Ta. Tại sao ngươi dám làm ngược lại với mệnh lệnh của Thượng Đế?…Ngươi là bề trên của những Hoàng tử các nước (ở Âu Châu), chính ngươi phải đến đây quy thuận và chờ Ta phán quyết.. Lúc đó Ta mới nhận ngươi là kẻ bầy tôi. Nếu ngươi không tuân theo lệnh của Thiên Tử, không nghe theo lời Ta, Ta sẽ coi ngươi là kẻ thù. Ta sẽ làm cho ngươi hiểu. Nếu ngươi vẫn không hiểu, sẽ chỉ có Thượng Đế mới biết là Ta sẽ phải làm gì.”

Câu chuyện đến đây tạm ngưng vì một mặt quân Mông Cổ khi đó còn bận rộn với chiến dịch Nam tiến đánh Trung Hoa nhà Tống, và các nước lân bang, không còn để tâm đến Âu châu, mặt khác Innocent IX cũng biết chẳng làm gì hơn được và cũng chẳng muốn gây hấn vơi quân Mông Cổ.

Đại Hãn Quý Do chỉ làm chúa tể Mông Cổ được hai năm, băng hà năm 1248. Đến đây, ngôi Đại Hãn truyền sang ngành thứ tư, ngành út. Mông Kha, người con cả của Đà Lôi (Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn) lên nối ngôi Quý Do. Năm 1253, ông sai em ruột là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống, rồi nước Đại Lý tức là nước Nam Chiếu tại Vân Nam, đánh sang Miến Điện, rồi tiện đường đánh chiếm Việt Nam, chiếm được thành Thăng Long. Nhưng vì không hợp thủy thổ lại gặp sự kháng cự mạnh liệt của nhà Trần, nên bị vua Trần Thái Tông phản công phải thua chạy về Trung Hoa.

o)(o)(o



Đến đây, hy vọng làm một cố gắng khác để truyền giáo và cải đạo “bọn mọi rợ ngoại đạo” đã được một giáo sĩ giòng Franciscan đứng ra cáng đáng. Ông này là Guillaume de Rubrouck (hay là William of Rubruck), ở vùng Flandre, là một cố vấn thân tín của vua Louis IX. Giáo sĩ Guillaume sau khi đọc bản bá cáo của John of Plano Carpini viết về triều đình Mông Cổ và về hàng trăm người Đức đang bị bắt về làm nô lệ cho rợ Mông Cổ bên ấy, bèn lấy quyết định phải đi Mông Cổ một chuyến để rao giảng Thánh Kinh cho Đại Hãn Mông Cổ và dể an ủi những người nô lệ Âu Châu đang bị bắt giữ. Vua Louis IX đồng ý và ra lệnh cho ông khởi hành, khi dó ông đang ở Constantinople.



Hành trình sang Mông Cổ của Guillaune de Roubruck

Tháng Năm năm 1253 Guillaume de Rubrouck ra đi và đến ngày 27 tháng Chạp 1253 ông đã tới Karakorum, kinh đô của Đại Hãn Mông Kha. Ông đến Karakorum không vì một sứ mạng chính trị, ông không phải là sứ giả của Pháp hay của Toà Thánh La Mã, mà chỉ với tư cách cá nhân của một giáo sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông đã để nhiều thì giờ quan sát những hoạt động tôn giáo xứ này và ghi nhận nhiều chi tiết quý hiếm trong bản bá cáo sau này gửi cho vua Louis IX, mà về sau chúng ta được đọc. Ông nhận xét:



Đại Hãn Mông Kha

“Đại Hãn Mông Kha là một người có cái mũi tẹt, thân thể trung bình, khoảng bốn mươi lăm tuổi..” Ông thấy ngay xung quanh triều đình Mông Cổ có nhiều đoàn thể tôn giáo muốn ảnh hưởng vào tín ngưỡng của Đại Hãn, lúc ấy còn đang phân vân chưa ngả hẳn về một tôn giáo nào cho cá nhân mình cũng như cho thần dân: nào là đạo Islam của những ông đạo Muslim, mà ông gọi là bọn Saracens, như những người La Mã bấy giờ, đến mấy đạo Á Đông, mà ông không biết hay không muốn phân biệt Phật Giáo với Lão Giáo, gọi chung là “tuin” (tức là tu nhân hay tu sĩ) trong bá cáo. Ông cũng còn thấy một số giáo sĩ giòng Nestorian, là một chi phái Thiên Chúa giáo ở Đông Âu đã tách rời ra khỏi Ca Tô La Mã, muốn lập ra một nhà thờ riêng, cạnh tranh ảnh hưởng với Thiên Chúa giáo Ca Tô La Mã. Những giáo sĩ Nestorian đã đến với triều đình Mông cổ từ nhiều năm trước và đã có nhiều ảnh hưởng với nhóm quý tộc Mông Cổ. Họ hàng của Quý Do có nhiều người đã theo Nestorian. Ngay cả mẹ của Mông Kha cũng theo đạo này. Thành thử ra, mặc dầu chẳng muốn chút nào, nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa Ca Tô La Mã Guillaume de Rubrouck đã lại phải nhờ vả vào những đối thủ Nestorian để tìm cách xâm nhập vào triều đình Mông Cổ.

Đi dạo quanh quần thể doanh trại Karakorum, ông nhận định: “Tôi thấy có mười hai tu viện ngoại đạo (đây là Phật giáo), hai cái nhà thờ theo tôn giáo của Mohamed (tức là Islam) và một cái nhà thờ Thiên Chúa giáo ở cuối thành phố”. Ông cũng còn gặp nhiều người tứ xứ, không biết là tự ý đến hay bị bắt buộc đến, trong số đó có một người Pháp làm nghề thợ bạc, một người Anh tên là Basil. Một nhận xét khác nữa là tất cả mọi người địa phương hay người ngoại quôc tứ xứ đến, ai muốn theo tôn giáo nào, muốn sùng bái vi thánh thần nào đều được tự do. Triều đình Mông Cổ không cấm cản. “Bao dung Tôn Giáo” quả thực là một điều xa lạ bất ngờ cho một ông giáo sĩ Thiên Chúa giáo không bao giờ nghĩ tới, mà chỉ quen với ý chí phải diệt trừ lũ tà ma ngoại đạo, như bọn Muslim, để đem về với Chúa.

Thực ra, Phật giáo đã đến với người Mông Cổ từ trước rồi. Mười năm trước, dưới triều Quý Do, Thái Tử Godan của triều đình Mông Cổ đã bảo trợ cho Phật giáo Tây Tạng. Ngay 3 năm trước, Mông Kha cũng đã bổ nhiệm một nhà sư Phật giáo Tây Tạng vào nhóm quần thần của mình mặc dầu lúc đó Đại Hãn chưa nhất quyết theo một tôn giáo nào.

Nhưng rồi việc phải đến đã đến. Guillaume de Rubrouck cũng như các nhà truyền giáo Nestorian, Muslim, các “tuin’ (tu sĩ Phật giáo, Lão giáo), như Giáo sĩ Guillaume bá cáo, đã nhận được lệnh từ triều đình Mông Cổ:

“Này các ngươi Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo v.v..Các ngươi tự cho tôn giáo mình là hay hơn cả… Thì nay Đại Hãn muốn các ngươi hãy tu tập lại trong một phiên họp để nói chuyện với nhau (ý nói chất vấn nhau), hầu Đại Hãn có thể học hỏi mà biết được Sự Thật”.

Ngày 31 tháng Năm 1254 là ngày được chỉ định và có lẽ là ngày đầu tiên trong lịch sử tôn giáo thế giới, các tôn giáo đã ngôi lại nói chuyện với nhau.

Để chuẩn bị cho một chiến lược thật tốt, giáo sĩ Guillaune nghĩ ra ngay là không nên hấp tấp đả kích ngay lúc đầu bọn Saracens (Muslim) như Toà Thánh La Mã vẫn làm, bởi vì Thiên Chúa giáo với Islam cùng là tôn giáo độc thần, cùng tin tưởng ờ một ông “Gót”. Hai bên có thể là đồng minh để tấn công bọn tu sĩ ngoại đạo kia (Phật giáo, Lảo giáo) trước đã. Guillaume bàn mưu với nhóm Nestorian như trên. Ông còn đề nghị cùng nhau dượt trước một cuộc đấu lý trong đó Guillaume sẽ đóng vai mấy người tu sĩ ngoại đạo cho mấy ông Nestorian tấn công. Khốn thay, mấy ông này chỉ thuộc lòng sách Thánh Kinh của họ mà không quen lối đả phá tín lý của tôn giáo khác. Rút cục hai bên đồng ý đê giáo sĩ Guillaume khai hỏa mở màn trận đấu lý.

Ngày 31 tháng Năm 1254, dưới sự chủ tọa của Đại Hãn Mông Kha, giáo sỉ Guillaume tấn công ngay địch thủ đầu tiên của mình là một nhà sư Phật giáo. Ông nói:

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng trong tim, và xin xác nhận bầng môi miệng rằng Chúa “Gót” có thật, và chỉ có một “Gót” độc nhất, Ngài là đấng Toàn Hảo. Các ông tin vào đâu?”

Ông sư trả lời: “Thật là điên rồ mới cho rằng chỉ có một “Gót”. Những nhà thiện tri thức nói rằng có rất nhiều. Cũng như là đã chẳng có nhiều vua chúa ở nuớc các ông sao?. Và ngay đây Đại Hãn Mông Kha chẳng là một vị chúa tể ở đây sao? Cũng như thế, phải có nhiều “Gót” cho nhiều vùng khác nhau.”

Sau đó mọi người tiếp tục đấu khẩu, trước sự chứng kiến của Đại Hãn Mông Kha. Giáo sĩ Guillaume, trong bản bá cáo mà chúng ta được đọc ngày nay, đã hãnh diện viết là vị sư Phật giáo đẫ phải im tịt trước lý luận đanh thép của Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, ông cũng viết rằng: “Nhưng sau cùng chẳng có ai nói rằng: tôi đã tin vào Thiên Chúa giáo và nay muốn cải đạo cả. Sau cùng, cuộc đấu lý chấm dứt, tất cả mọi người, từ những người Nestorian đến người Saracen (Muslim), đều lớn tiếng hát. Chỉ những bọn “tuin” (tu sĩ Phật giáo) là giữ im lặng. Cuộc hôi họp kết thúc với một tiệc rượu ai nấy uống rượu hả hê”.

Ngày hôm sau giáo sĩ Guillaume được lệnh đến trình diện trước Đại Hãn để nghe ngài phán quyết. Đại Hãn nói: “… Người Mông Cổ chúng tôi tin rằng… cũng như Thượng Đế đả cho chúng ta nhiều ngón tay trên bàn tay, thì Ngài cũng cho chúng ta nhiều lối đi (đạo) khác nhau …Thượng Đế đã cho các ngươi Thánh Kinh mà các ngươi đâu có theo…” Sau cùng Đại Hãn bảo thẳng thừng: “Ngươi đã ở đây khá lâu rồi. Bây giờ Ta muốn ngươi hãy về nước”. Đại Hãn không còn tỏ ra có thái độ bao dung như trước nữa.

Người ta không biết sự thay đổi thái độ này của Mông Kha có phải vì Đại Hãn đã được biết là Guillaume đã có lần bá cáo riêng với vua Louis IX là: “…về phần tôi, nếu được phép, tôi chủ chương phải dùng võ lực đánh bọnMông Cổ này…”

Ngày 16 tháng 8, 1254 giáo sĩ Guillaume đã bị tống khứ về nước, sau khi đã ở Karakorum, kinh đô Mông Cổ tám tháng và đã chỉ cải đạo được sáu nhân mạng. Cố gắng cải đạo của Nhà thờ Thiên Chúa giáo đã bất thành.

o)(o)(o





Những nhà sư Phật giáo Tây Tạng

Chỉ còn hai nhóm tôn giáo ở lại triều đình Karakorum là Phật giáo Tây Tạng và Lão Giáo. Phật giáo Tây Tạng có hai hệ phái Sakya và Kagyu đều muốn được Đại Hãn nâng đỡ. Hai năm sau, năm 1256, khi giáo sĩ Guillaume đã về nước, Đại Hãn Mông Kha lại tổ chức một buổi họp thứ hai, tương tự như lần trước, nhưng lần này vắng mặt đại diện Thiên Chúa giáo La Mã và Nestorian cũng như Hồi giáo. Chỉ còn những đạo sĩ Lão giáo và sư Phật giáo. Trong kỳ họp này, phe Phật giáo thắng. Năm sau, Đại Hãn lại tổ chức một buổi họp khác để giải quyết lời tham phiền của các đạo sĩ Lão giáo. Lạt ma Karma Pakshi, giòng Kagyu, đến từ Tây Tạng, vào triều đình Mông Cổ để sẵng sàng gặp các nhà đạo sĩ Lão Giáo. Nhưng họ đã không đến.

Đại Hãn Mông kha bèn chọn lựa Phật Giáo Tây Tạng là quốc giáo.

Đại Hãn tuyên bố: “Những nhà Nho thì cho rằng Khổng Giáo là căn bản cho các tôn giáo. Người Thiên Chúa giáo, tin tưởng ở Chúa Cứu Thế, thì tin được lên Thiên Đàng. Người Muslim thì hết lòng cầu nguyện để được Thượng Đế phù hộ. Nếu xem xét kỹ lưỡng các tôn giáo đó song, người ta sẽ thấy rằng không tôn giáo nào có thể so sánh được với Phật giáo…” Đại Hãn dơ bàn tay lên mà nói rằng :”.. (Các tôn giáo ấy) giống như những ngón tay trên bàn tay, mọc ra từ gan bàn tay. Gan bàn tay là Phật giáo vậy”.




--------------------------------------------------------------------------------

(1)Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) hay Thiết Mộc Chân (Temoujin) sáng lập ra Đế Quốc Mông Cổ, truyền ngôi báu lại cho con cháu được năm đời Đại Hãn:

a) Đời thứ hai là Oa Khoát Đài (Ogodei, Ogotai) con Thành Cát Tư Hãn;

b) Đời thứ ba là Quý Do (Guyuk), con Oa Khoát Đài;

c) Đời thứ tư là Mông Kha (Mongke) con Đà Lôi, ông này (Đà Lôi) là con út Thành Cát Tư Hãn;

d) Đời thứ năm là Hốt Tất Liệt (Kubilai), em Mông Kha. Hốt Tất Liệt vào Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, dời đô từ Karakorum về kinh đô nhà Kim, gọi là Đại Đô, bây giờ là Bắc Kinh. Năm 1355, Chu Nguyên Chương, một thủ lãnh của Minh giáo, chiếm được Hàng Châu và nhiều thành quan trọng khác, rồi xông lên chiếm Đại Đô. Vua nhà Nguyên bỏ chạy về Mông Cổ. Họ Chu lập ra nhà Minh. Tại Mông Cổ, nhà Nguyên còn có thêm 10 đời Đại Hãn nữa, trước khi bị diệt vong. Karakorum tại Mông cổ ngày nay chỉ còn là một sa mạc hoang vu.

(2) John of Plano Capini, người Ý sinh năm 1180 mất năm1252 là một giáo sĩ Jesuite,dòng Franciscan.

(3) Guillaume de Roubruck sinh măm1220 tại Roubruck thuộc Hà Lan, mất năm 1293 cũng là một giáo sĩ Jesuite dòng Franciscan


--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham Khảo:

a) The texts and versions of John of Plano Carpini and William de Rubruquis

b) The Awakening of the West (Stepen Batchelor, 1944)

c) Wikipedia, the Free Encyclopedia

d) Thành Cát Tư Hãn và Đế quốc Mông Cổ (Thúc Nguyên- Việt Nam Tư Quán)



nguồn:

http://daovien.wordpress.com/ March 30, 2010


--------------------------------------------------------------------------------

Có 10 phản hồi tính đến 5/14/2010 ↓



kiwiland // April 3, 2010 at 8:42 pm | Reply


Kính anh Dao Vien,

Cám ơn anh đã cập nhât hóa “VƯỜN ĐÀO” với bài “cải đạo” hay không thể . . . cãi được!



Phong Vinh Nguyen // April 3, 2010 at 11:21 pm | Reply

Dear To all,

Buddhism is not depend on God who is son of God in heaven like Christian BUT Buddhism is belong to everybody doing PRACTICES for being a saint by themselves. Anyway, Christian believe they have a God that is also good to have a belief to follow and to practices and MOSTLY is ASKING GOD TO FORGIVE.

Living in real life, people has to struggle to earn the good life, and struggle is forever and cost their life BUT IT’S WORTHY to make struggling to win the devils. Politicians are also a position of people who believe in their rights and good ways to fight the devils.



daovien // April 4, 2010 at 2:59 am | Reply


Dear Mr. Phong Vinh (or Vĩnh Phong?, Wind for ever?)

Thank you very much for your interest in the article, and a special thank for your comment which indicates that you are thinking deeply in christianism and buddhism.

I do not want to go further into your comment, since English is not my primary foreign language – the language you choose to use to write your comment– and mostly since many terms in your comment may have different meanings depending on different cultures, different faiths, different karmas. Once again, thank you very much for your attention.

Đào Viên



kienngot // April 26, 2010 at 9:23 pm Reply


Thưa ông Đào Viên!

Hiện ở Việt Nam càng lúc Phật tử càng nói nhiều về những phương thức truyền đạo và cải đạo của 1 vài tôn giáo. Họ nói khá gay gắt, và chung quy thì cái ý kiến phổ biến nhất là đạo Phật cần phải tăng cường “công tác hoằng dương chánh pháp”!! Có lẽ cái chữ trong ngoặc kép này không khác mấy chữ “truyền đạo”.

Cháu thấy đạo Phật trong nước ngày càng ồn ào, đôi khi thái quá! Những kiểu hoằng pháp phô trương như vậy, cháu nghĩ, rồi đây đạo của chúng ta sẽ thế nào ông nhỉ?



daovien // April 29, 2010 at 3:22 am | Reply


Thưa anh Kienngot,

1) Theo tôi nghĩ, “hoằng dương chánh pháp” là một thuật ngữ nhà Phật để nói “truyền bá đạo pháp” hay là “truyền đạo”. Thuật ngữ này chỉ dùng cho một tu sĩ đạo cao chức trong nói Pháp. Người Phật tử, trong sự hiểu biết của mình, có làm việc truyền đạo là chuyện thường tình.

2) “Cải đạo” thì lại khác, mặc dầu hai chữ này (truyền đạo và cải đạo) hay đi đôi với nhau. “Truyền đạo” có tính cách chia sẻ sự hiểu biết của mình, trong khi “cải đạo” có tính cách lôi kéo về phe mình. Tôi lấy 2 thí dụ: 2.1 – Khi ngài DaLai Latma sang Hoa Kỳ nói Pháp cho người HK nghe, ngài đã nói ngay lúc đầu: “Tôi sang đây không phải là để kiếm thêm vài ba người đệ tử đi theo đạo Phật, mà chỉ để chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm về tâm linh….” Đó là “hoằng dương chánh pháp”. 2.2 – Cách đây không lâu, Anh giáo (Anglcan, Episcopal) bị chia rẽ gắt gao, vì một bên muốn cho đàn bà vào hàng giáo phẩm quan trong như Giám Mục, Tổng Giám Mục, bên kia thì vẫn muốn giữ như cũ, chỉ đàn ông mới được làm Giám Mục, Tổng Giám Mục thôi (giống như đạo Ca Tô La Mã). Thấy vậy đức giáo hoàng Benedict XVI của Vatuican đã tuyên bố sẵn sàng đem về với Chúa (tức là Vatican) những ai đồng ý với giáo lý của Ca Tô la Mã. Đó là “cải đạo”(từ Anglican sang Catholic).

3) Từ “truyền đạo” sang “cải đạo” rất gần. Những nhà truyền giáo Ca Tô La Mã hay Tin Lành làm cả hai chuyện này rất gắt gao (agressive) nhất là tại những vùng Cao Nguyên, Tây Nguyên. Họ lại có rất nhiều tiền bạc, quyền thế để lung lạc lòng người, như trước đây các giáo sỉ (Ca Tô) Pháp đã làm ở VN, như hội truyền giáo Tin Lành của Mỹ đã làm tại Đại Hàn. Người Pháp (Napoleon) có câu: “Du sublime au ridicule il n’y a qu’un pas”.

4) Còn về thắc mắc của anh Kiênngot về tương lai đạo ta sẽ ra sao trước những phô trương chánh pháp thì tôi thấy Phật giáo có câu: “Sư tử trùng thực Sư tử nhục” ám chỉ đạo Phật (Sư tử chúa sơn lâm) sau này có suy đồi (Sư tử bị thua, chết) là vì nội bộ (con trùng) mà ra. Sư tử trùng ở VN hiện nay là chia rẽ nội bộ của các phe phái Phật giáo, và nhất là Tăng đoàn (các phe) không có kỷ luật, không giữ Giới. Đó mới là mối đáng lo.

Chúc anh Thân Tâm thường An Lạc. Đào Viên



Kan // May 2, 2010 at 4:22 pm | Reply


Dạ thưa ông Đào Viên,

“Hoằng dương chánh pháp” nếu làm được theo nghĩa như ông đã diễn giải thì thật là tuyệt! Nhưng mà cháu có cảm giác là, ở Việt Nam, nó không có được ý nghĩa trọn vẹn như vậy. Đạo Phật trong nước đang ngày càng sa đà vào hình thức, lễ nghi…

Quả thật là sự chia rẽ trong nội bộ đạo Phật giờ rất dễ thấy ông nhỉ! Sẵn ông nhắc đến chuyện phụ nữ trong Anh giáo, cháu nhớ lại là hiện có một vài vị tăng đã mạnh dạn đặt lại vấn đề về “bát kỉnh pháp” và cháu cũng nghĩ vậy, vì “bát kỉnh pháp” đã đưa ra những luật lệ phải nói là rất xa lạ với tinh thần của đạo pháp.

Nếu ông không phiền cháu xin được hỏi ông nghĩ thế nào về “bát kỉnh pháp” ạ?

Kính mến

Cháu Kienngot



daovien // May 3, 2010 at 4:53 pm | Reply


Thưa anh Kienngot,

1) Phật giáo VN bị chia rẽ nhiều cũng dễ hiểu thôi, bởi vì lòng người VN đã bị chia rẽ từ biết bao nhiêu năm rồi. Anh thử vào đọc bài “Về Nguồn” xem anh nghĩ sao. 2) Bát Kỉnh Pháp, phần lớn mọi người hiểu là 8 điều kiện Đức Phật đưa ra cho Di Mẫu ngài phải chấp thuận để có thể xuất gia theo Phật. Di Mẫu ngài đã chấp thuận và từ đó cò Ni đoàn song song với Tăng đoàn.

Với 8 điều kiện chặt chẽ đặt Ni chúng phải lệ thuộc và Tăng chúng, Bát Kỉnh Pháp, nếu rất đúng với thời đại đức Phật, thì ngày nay có thể không còn thích hợp, cho nên mới có vấn đề đặt ra..

V ì Bát Kỉnh Pháp chỉ nói lên liên hệ giữa Tăng chúng và Ni chúng mà thôi, tôi nghĩ chúng ta chì là người Phật tử, không phải trong Tăng đoàn cũng như trong Ni đoàn, cho nên chúng ta không nên có ý kiến về vần đề này.

Đào Viên



Kan // May 3, 2010 at 7:15 pm | Reply


Dạ, cháu sẽ thôi quan tâm đến vấn đề “Bát kỉnh pháp”. Ông Đào Viên ơi, cháu có đăng 1 bài tựa là “Đạo Phật và Khoa học – xóa đi ngăn cách” trong trang của cháu, cháu mời ông khi rỗi vào xem ạ!

Kính mến.



daovien // May 6, 2010 at 8:11 pm | Reply

Thưa anh Kienngot,

Tôi đã vào xem bài “Đạo Phật và Khoa Học – Xóa đi Ngăn Cách” trong “blog của KAN”.

Bài rất hay. Xin anh Kienngot tiếp tục cố gắng cho các độc giả học hỏi thêm.

Tôi có viết vài cảm tưởng thô thiển cho bài viết này. Cám ơn anh Kienngot đã có lòng quan hoài.

Đào Viên



Kan // May 7, 2010 at 3:04 pm | Reply


Dạ thưa ông,

Cũng là do cháu đã học thêm được nhiều điều bổ ích từ những món quà của ông, đó là những chia sẻ của ông trong Vườn Đào, cháu nghĩ mình nên chia sẻ những việc làm nhỏ của mình dù cháu luôn ý thức rằng trải nghiệm của mình còn hạn hẹp.

Như ông từng nhắc đến “hữu duyên” trong 1 phản hồi đầu tiên cho cháu, cháu thật vui vì có duyên được biết ông qua trang Vườn Đào. Cháu sẽ cố gắng làm xong những phần tiếp theo để ông và mọi người góp ý giúp cháu.

Kính mến.

Cháu Kienngot





Trang Văn Học Lịch Sử
Về Đầu Trang Go down
 
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần?
» TÂM THƯ GỬI NHỮNG AI QUAN TÂM (Nhất Là Các Bạn Trẻ)
» Bảo vệ an ninh Hội nghị Paris - những bí mật mới kể
» Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư da
» Những Bạo Chúa, 100 Tên Chuyên Quyền

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Tôn Giáo-
Chuyển đến