Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
ThanhKhoa
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
tuquynh
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
Admin
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
qwerty68
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
kimerajamm
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
lavivi
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
moonlight172
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
chuongtk
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
gianggiangonline
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_lcapTôi đọc "Sáng Thế Ký" Voting_barTôi đọc "Sáng Thế Ký" Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 9 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 9 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Tôi đọc "Sáng Thế Ký"

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tôi đọc "Sáng Thế Ký" 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:11 am

Tôi đọc "Sáng Thế Ký"

Gã Học Trò

26 tháng 3, 2010



LTS: Đề tài về những lời trong Sáng Thế Ký đã được đề cập ít nhiều trong các bài nghiên cứu Thánh Kinh được đăng trong sachhiem.net như:

-THƯ GỬI NGƯỜI TIN CHÚA của Dan Barker

- NHÂN CHUYỆN KHÁM PHÁ CÓ JEHOVAH TRONG CA DAO VIỆT của Thiên Lôi

- Kể Chuyện Thánh Kinh: CHA TRUYỀN CON NỐI của GS Trần Chung Ngọc

Hôm nay tòa soạn nhận được lá thư của "Gã Học Trò" viết sau khi đọc quyển "Sáng Thế Ký". Vì Gã Học Trò viết theo thứ tự của quyển Sáng Thế Ký nên có nhiều ý tưởng được lập lại nhiều lần. Thí dụ bản tính "ác độc", "tham lam", "háu ăn", "mâu thuẩn trong thuộc tính tòan năng",..v.v.... của Chúa Trời được tìm thấy trong nhiều đoạn, được lập lại theo từng chỗ như thế. Tòa soạn xin được gửi đến bạn đọc những cảm tưởng của Gã Học Trò. (SH)


--------------------------------------------------------------------------------



Gửi tòa soạn: Từ những cuộc vận động cầu nguyện đòi đất của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nhằm ngay vào lúc Trung Quốc thành lập huyện đảo Tam Sa với những giáo dân hùng hỗ đập phá, đem tượng Đức Mẹ, tượng Chúa, Thánh Giá cắm dùi... để ai đụng tới thì ăn vạ là đụng tới “đức tin” tôn giáo, rồi hô hoán lên để giáo dân bên ngoài làm ầm ĩ hầu Vatican sử dụng uy thế của mình mà can thiệp. Quả là sách lược của một tôn giáo! Không những thế rồi lại tới giáo dân Quảng Bình dựng tượng Đức Mẹ trên núi, giáo dân Đồng Chiêm dựng Thánh Giá.

May là giáo dân ở Việt Nam chưa bằng một phần mười dân số thôi. Nếu không, thì hệ quả không biết là thế nào. Giáo dân Việt Nam thấy ra sao, chứ Gã Học Trò tôi thấy một “cái loạn” về tôn giáo, một vấn nạn “kiêu binh” hơn là “đấu tranh”. Tưởng rằng mục đích tôn giáo là đem lại hạnh phúc trong tinh thần cho con người, không ngờ chỉ đem lại sự cuồng tín, xách động để con người đi vào những cuộc chiến, hiếp đáp kẻ khác, để chiếm đoạt của người làm của mình, của giáo hội; và khi quyền lợi có mất đi chút ít thì quậy phá “để cho hôi”; lợi dụng thế lực để làm áp lực đối với người khác.

Cho nên cần nên “xét lại” về tôn giáo ấy!

Rất ngạc nhiên về những hành động của Tôn giáo ấy, Gã Học Trò tôi tìm đọc vài bài trong Thánh Kinh để tìm hiểu xem thế nào. Sau khi đọc xong, tôi ghi nhận được đôi điều, bèn gởi đến Giao Điểm, Sách Hiếm nhờ đăng tải (nếu không có gì trở ngại), để độc giả nhận xét, mặc dù điều của Gã Học Trò tôi ghi ra chẳng là mới mẻ gì so với những người nghiên cứu đã đi trước ghi nhận.

Mong quí vị giúp đỡ, xin thành thật cám ơn!

Gã Học Trò.


--------------------------------------------------------------------------------



Khởi đầu, Sáng Thế Ký viết:

"1Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất. 2Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Ðức Chúa Trời vận hành trên mặt nước (And the earth was without form and void; and darkness was upon the face of the deep. And the Spirit of God moved upon the face of the waters). 3Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. 4Ðức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5Ðức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt".

Ngay trong đoạn đầu này, tôi cảm thấy hơi là lạ và khó hiểu thế nào ấy: "Đất vô hình, trống không" nhưng ta thấy được "mặt vực"? Rồi bỗng dưng "có nước" ở đâu đó để cho Ðức Chúa Trời "bay bay" trên mặt nước nữa. Thật là "mầu nhiệm" (!) và "quyền năng" của Ðức Chúa Trời thật vô song, vì Ngài chỉ "phán" thế nào thôi, thì có như thế ấy!

Ngày thứ nhứt, Ngài tạo nên "sáng (ngày), tối (đêm)". Ngày thứ nhì, Ngài tạo nên "khoảng không" để "phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không". Ngày thứ ba, Ngài tạo nên "đất, biển, và cây cỏ mọc trên đất". Ngày thứ tư, Ngài tạo nên "mặt trời, mặt trăng và các vì sao, "đặt các vì sao đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với tối". Ngày thứ năm, Ngài "phán" có "cá dưới nước, có chim bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời", rồi ban phước cho các loài đó. Ngày thứ sáu, Ngài "lại phán" "đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại, thì có như vậy"; và quan trọng nhất là Ngài tạo ra con người: "27Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ (So God created man in his own image, in the image of God created he him, male and female created he them). 28Ðức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất"; và Ngài "phán" về thức ăn của các loài.

Trong đoạn 1 này, hễ cứ xong công việc trong một ngày thì thường kết luận bằng một câu "Vậy, có buổi chiều và buổi mai". Tôi chẳng hiểu được nghĩa của câu ấy là gì? Tại sao nó vô nghĩa như vậy, đôi khi chẳng "ăn nhập" gì đến nghĩa trong đoạn đó, hay là "thâm ý" của người viết Kinh Thánh tạo điều "mù mờ, huyền ảo" để có vẻ kỳ diệu của một đấng "không phải người phàm" này nhằm để về sau dễ tôn vinh nhân vật Ðức Chúa Trời này hơn.

Chúng ta cùng nhau đọc tiếp đoạn 2 để thấy sự mâu thuẫn với những việc Chúa làm trong đoạn thứ nhất. Tôi thấy có nhiều không ổn, hay là do lỗi của người viết ra Kinh Thánh bị "lẩn thẩn" đi chăng?

Trong đoạn 2

Sách Sáng Thế Ký viết rằng:

"2 1Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. 2Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. 3Rồi Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.

4Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dựng nên trời và đất.

5Vả, lúc đó, chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất, và cũng chẳng có một người nào cày cấy đất nữa. 6Song có hơi nước dưới đất bay lên tưới khắp cùng mặt đất.

7Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh" (And the LORD God formed man of the dust of the ground, and breathed into his nostrils the breath of life; and man became a living soul).

Ở đoạn trước, trong ngày thứ ba Ðức Chúa Trời đã tạo nên đất, biển và cây cỏ trên mặt đất "thì có như vậy", thế mà trong đoạn này lại chưa có cây nhỏ mọc ngoài đồng, chưa có ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng. Vả, Ðức Chúa Trời trong ngày thứ sáu đã "dựng nên người nam cùng người nữ" rồi, tại sao ở đây Ðức Chúa Trời lại phải "lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh"; và tại sao Ðức Chúa Trời phải "nắn" khi Ðức Chúa Trời chỉ "phán rằng" thì " có như vậy"? Ðiều này làm tôi nhớ lại đoạn trên, Ðức Chúa Trời đầy đủ "quyền năng" chỉ cần "phán" thôi thì có mọi sự, thế mà Ðức Chúa Trời phải cần đến "một ngày" để làm một ít công việc, cần sáu ngày để làm xong công việc của Ngài, rồi ngày thứ bảy "Ngài nghỉ" và lấy đó làm "ngày thánh" và ban phước cho ngày này.

Quả thật tôi không thể hiểu nỗi điều Kinh Thánh đã viết; và đã viết như vậy thì sao người ta lại gọi là Kinh Thánh để cho hàng tỉ tín đồ đem Kinh Thánh làm sách "gối đầu giường" nhằm củng cố một "Ðức Tin". Chúng ta thử đọc tiếp:

"8Ðoạn, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hương Ðông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. 9Giê-hô-va Ðức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và ác."

"15Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn. 16Rồi, Giê-hô-va Ðức Chú Trời phán dạy rằng: Người được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; 17nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết (But of the tree of the knowledge of good and evil, thou shalt not eat of it: for in the day that thou eatest thereof thou shalt surely die)."

"21Giê-hô-va Ðức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. 22Giê-hô-va dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam"

Trong đoạn 3,

Kinh Thánh kể về con rắn dụ dỗ loài người ăn trái cấm và loài người:

"6Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7Ðoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lỏa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 8Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Ðức Chúa Trời."

"14Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. 15Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chơn người. 16Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về với đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi."

Ðọc trong đoạn này, tôi cảm thấy Ðức Chúa Trời Giê-hô-va đã làm cho tôi "Không cảm nhận" được Ngài là một "Ðấng Toàn Thiện" vì Ngài đã "bày" ra một "cạm bẫy" để bắt loài người "sụp" vào đó. Tại sao? Ngài đã tạo ra vườn Ê-đen có nhiều cây đẹp, trái ngon; thế mà Ngài lại tạo ra "cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác" ở giữa vườn nhằm để "quyến rũ, cám dỗ" loài người; rồi Ngài lại dọa "vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết". Không những thế Ngài lại tạo thêm con rắn "quỉ quyệt" để gia tăng sự cám dỗ.

Con rắn ấy là ai? Nó không ăn trái cấm tại sao nó lại biết rành rẽ về trái cấm ấy. Nó có phải là hiện thân của Ðức Chúa Trời để cám dỗ loài người hay không? Có một điều đáng buồn cười hơn là trong câu "3:8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đi (walking) ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Ðức Chúa Trời" (And they heard the voice of the LORD God walking in the garden in the cool of the day; and Adam and his wife hid themselves from the presence of the LORD God amongst the trees of the garden)"; Ðức Chúa Trời xuất hiện đi như một con người dạo qua vườn và phải hỏi "Ngươi ở đâu? (Where art thou?)" để tìm A-đam và vợ A-đam. Ðiều này không thể là chuyện của một Ðấng Tối Cao đầy quyền năng mà chỉ là những hành động của một con người không hơn không kém. Hay nói khác đi, chuyện Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh chỉ là một câu chuyện thần thoại được đặt ra để kể cho nhau nghe chơi, cũng nhằm để giải thích một số hiện tượng thiên nhiên cùng các vấn đề có liên quan đến cuộc sống đầy "đau khổ, lam lụ" của con người.

Chúng ta sẽ nhận định tiếp tục. Sau khi, A-đam và vợ thú nhận "đã ăn trái cấm" Ðức Chúa Trời "thẳng thừng" nguyền rủa, rủa sả con rắn, người nữ luôn cả đất lẫn A-đam; tất cả họ phải chịu những hình phạt nặng nề chỉ vì "ăn trái cấm" để biết điều thiện điều ác. Thế, Ðức Chúa Trời "nhân từ" ở chỗ nào? Tôi không thể tìm thấy được điều ấy! Lại "độc ác" hơn nữa, tội ấy còn được truyền mãi dài dài cho muôn ngàn đời sau và được gọi là "Tội tổ tông truyền". Tội ấy phải đợi "Ngôi Hai xuống thế mà cứu chuộc". Ðó là chưa nói đến điều Ðức Chúa Trời "nói láo" khi "nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết"

Rồi ở các câu kế tiếp:

"22Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. 23Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vười Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 24Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống."

Trong các câu đó đã chứng minh rõ ràng sự "ích kỷ, nhỏ mọn, không quyền năng" của Ðức Chúa Trời. Nếu Ngài thật sự "toàn năng" thì có cần gì thần Chê-ru-bin giữ, và Ngài cũng chẳng cần sợ loài người ăn trái của cây sự sống để được sống đời đời! Vả lại, Ngài cũng cần gì phải giữ sự sống riêng cho mình đến đỗi phải đuổi loài người ra khỏi vườn địa đàng?

Trong đoạn 4,

Chúng ta hãy đọc đoạn này:

"2Ê va lại sanh em Ca-in, là A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng.

3Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Ðức Giê-hô-va. 4A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Ðức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt"

Ở đây, Ðức Chúa Trời chứng tỏ mình là Ðấng "không công bình" vì Ngài "thích ăn chiên đầu lòng cùng mỡ nó" của A-bên, mà không thích sản phẩm làm ruộng của Ca-in khiến cho Ca-in ganh tị mà giết chết em mình. Lỗi ấy, tất không phải của Ca-in mà chính là do nơi Ðức Chúa Trời "không công bình" mà ra. Thế mà Ngài lại rủa sả Ca-in. Ðó là "Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!" Rồi đến câu:

"17Ðoạn, Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê nóc; Ca-in xây một cái thành đặt tên là Hê nóc, tùy theo tên con trai mình".

Thành thật mà nói, tôi không biết vợ Ca-in từ đâu sanh ra? Tôi ráng lật lại từ đầu nhưng không thể tìm thấy xuất xứ của cô nàng! Ðức Chúa Trời chỉ tạo có A-đam, rồi Ê va. Ê va sanh Ca-in và A-bên. Ðiểm nầy chắc có lẽ những vị thần học sẽ "ngụy biện" ra được để giải thích Kinh Thánh một cách "trơn tru" cả lời lẫn ý. Cũng thế ta khó tìm được căn nguyên của vợ Y-rát, Mê-hu-da-ên, Sết, vv...

Và sau đây, tôi sẽ liệt kê gia phổ A-đam, về dòng Sết cho đến Nô ê cùng số tuổi của họ theo Kinh Thánh để quý vị xem họ sống đến đời con cháu nào: A-đam (sanh Sết lúc 130 tuổi, sống đến 930 tuổi), Sết (sanh Ê nót lúc 105- chết lúc 912), Ê nót (90- 905), Kê nan (70- 910), Ma ha la le (65- 895), Giê rệt (162- 962), Hê nóc (65- 365), Mê tu sê la (187- 969), Lê méc (182- 777), Nô ê (100- 950), Nô ê lúc 100 tuổi sanh Sem, Cham, Gia phết.

Ở đoạn sáu,

1Vả, khi loài người khởi thêm nhiều trên mặt đất, và khi loài người đã sanh được con gái rồi, 2các con trai của Ðức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ. 3Ðức Giê-hô-va phán rằng: Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi (yet his days shall be an hundred and twenty years)."

Thật là Kinh Thánh có nhiều "mầu nhiệm" thật, Ðức Chúa Trời thấy loài người sanh được con gái rồi, nên Ngài cũng lật đật sanh những đứa con trai, nhưng sanh như thế nào đây. Sanh ra như kiểu nắn A-đam, hay cần đến bà Ðức Chúa Trời, hoặc Ngài "chỉ phán" "thì có như vậy". Ðiểm nầy tuy đơn giản mà cũng hơi khó hiểu! Ráng "vận dụng" đầu óc kiểu "thần học" thử xem sao? Không khéo Ðức Chúa Trời lại rủa sả, hoặc "các vị Giáo Hoàng buộc thì trên trời cũng buộc" thì khổ! Tuy nhiên, đôi khi Ðức Chúa Trời cũng nói chơi cho vui thôi, vì "đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi", nhưng ở các đoạn sau thì Sem (sanh A-bác-sát lúc 100 tuổi- sống đến 600 tuổi), A-bác-sát (35- 438), Sê-lách (30- 433), Hê-be (34- 464), Bê-léc (30- 239), Rê-hu (32- 239), Sê-rúc (30- 230), Na-cô (29- 148), Tha-rê (70- 205), Áp-ra-ham (100- 175), Y-sắc (60- 180), Gia-cốp (trên 40-147).

Cũng trong đoạn này có các câu sau:

5Ðức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; 6thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. 7Ðức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó".

Quý vị thấy Ðức Chúa Trời ghê gớm chưa? Ngài cũng hối hận, buồn rầu vì đã tạo nên loài người và đòi hủy diệt tất cả loài người cùng các loài vật khác khỏi mặt đất. Ôi! Ðó là sự "Thánh thiện"(!) của Ðức Chúa Trời! Lại còn thêm các câu sau:

(6:13) Ðức Chúa Trời bèn phán cùng Nô ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt trừ họ cùng đất

(6:17) Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết.

Dù chứng tỏ "hiểm ác" như vậy! Nhưng Ðức Chúa Trời cũng "xạo" thôi! Ngài vẫn còn "giao ước" cùng Nô ê để giữ giống mọi loài ở trên thế gian này bằng một chiếc tàu không lớn lắm, nhưng có thể "chứa quá nhiều" các loài vật từ người cho đến côn trùng và kể cả thức ăn trong thời gian bắt đầu ngập lụt 17 tháng 2 năm Nô ê 600 tuổi đến ngày 27 tháng 2 năm Nô ê 601 tuổi. Hơn cả năm trời mà họ không đói và cũng không ăn thịt lẫn nhau. Ấy là chuyện chỉ có trong Kinh Thánh!

Mời quý vị đọc đoạn sau của Kinh Thánh mà nghiền ngẫm về sự "háo ăn" của Ðức Chúa Trời:

820Nô ê lập một bàn thờ cho Ðức Giê-hô-va. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. 21Ðức Giê-hô-va hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa, vì tâm tính loài người vốn vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ; ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như ta đã làm.

Cũng ở trong các đoạn trên đây, tôi đã ngạc nhiên hơn khi Ðức Chúa Trời không còn "toàn năng" như lúc đầu, không còn "phán" thì "thì có như vậy", mà Ngài cũng phải lao tâm suy nghĩ, buồn rầu, hối hận, giận dữ đến độ hiểm độc phải diệt hết mọi loài, tuy thế hành động của Ngài cũng bất nhất, đôi khi lại mâu thuẫn lẫn nhau. Không hiểu Ðức Chúa Trời muốn như vậy, hay người viết ra Kinh Thánh thiếu "sự thông minh" để biến Ðức Chúa Trời như một "tên hề" đóng nhiều vai từ nhân từ, hung hiểm, háo ăn, và hối hận chẳng khác chi một con người (đó là đặc điểm của những câu chuyện thần thoại). Điều đó khiến cho tôi nghĩ rằng: Ðức Chúa Trời chỉ là một nhân vật trong câu chuyện thần thoại của dân Y sơ ra ên mà thôi! Và cũng trong đoạn ấy cho ta thấy sự sáng tác của Sáng Thế Ký vì "Ðức Giê-hô-va nghĩ thầm rằng" (the LORD said in his heart) đã là nghĩ thầm thì người "ghi lại" tại sao lại biết để ghi ra? Thật là điều lạ!

"Câu 9:11 Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để huỷ hoại đất nữa".

Ðiều này đã không đúng rồi! Nước lụt, sóng thần đã làm cho bao nhiêu người và súc vật trên mặt đất này phải bỏ mạng và tiêu tan sự nghiệp. Ðức Chúa Trời chỉ nói để mà chơi!

Có một điều tôi không thể hiểu khi Kinh Thánh viết về Nô ê rủa sả Ca-na-an:

"9 20Vả, Nô ê khởi cày đất và trồng nho. 21Người uống rượu say, rồi lõa thể ở giữa trại mình. 22Cham, là cha Ca-na-an, thấy sự trần truồng của cha, thì ra ngoài thuật lại cùng hai anh em mình. 23Nhưng Sem và Gia phết đều lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thùi lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xây mặt qua phía khác, nên chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào. 24Khi Nô ê tỉnh rượu rồi, hay được điều con thứ hai đã làm cho mình, 25bèn nói rằng: Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó."

27Cầu xin Ðức Chúa Trời mở rộng đất cho Gia phết, cho người ở nơi trại của Sem; còn Ca-na-an phải làm tôi của họ"

Cham là cha của Ca-na-an thấy sự trần truồng của Nô ê mà không đắp che cho cha mà đi nói cho hai em, tôi nghĩ cũng chẳng là tội tình gì, thế mà trong Kinh thánh xem đó là một cái tội lớn để viết lên sự rủa sả của Nô-ê, nhưng không phải rủa sả Cham mà lại rủa sả con của Cham là Ca-na-an vốn vô tội vạ trong chuyện này. Thật là lạ! một người được Ðức Chúa Trời khen là công bình lại làm như thế (7:1 Ðức Giê-hô-va phán cùng Nô ê rằng: Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu, vì về đời nầy ta thấy ngươi là công bình ở trước mặt ta)!

Trong đoạn 11

Ðấng "Toàn năng, nhân từ" lại tỏ thêm tính năng "sợ", sợ loài người cướp bớt đi cái khả năng của mình, do đó Ngài phải làm ngôn ngữ con người bị lộn xộn và phân tán họ đi khắp nơi trên mặt đất, thêm một lần nữa sự ích kỷ, lòng ganh tị của Ngài được chứng minh qua Kinh Thánh một cách rõ ràng:

"1Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng."

"4Lại nói rằng: Nào! Chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. 5Ðức Giê-hô-va ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. 6Ðức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. 7Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. 8Rồi, từ đó Ðức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9Bởi cớ đó đặt tên thành là BA-bên, vì nơi đó Ðức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất".

Tội nghiệp cho Ðức Chúa Trời, khởi đầu với những công việc lớn: Ngài chỉ phán thôi "thì có như vậy", nhưng đến bây giờ Ngài phải "thân chinh" ngự xuống xem và tỏ ý "sợ", để rồi phải hành động "không nhân từ" chút nào! Kinh Thánh viết như thế không sợ những tín hữu "buồn" lắm sao!

121Vả, Ðức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. 2Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 3Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước".

Áp-ra-ham được ơn Chúa chọn và ban phước. Nhưng cho đến ngày nay dân hậu duệ của Áp-ra-ham cũng chẳng là "một dân lớn" như Ngài đã ban, hay Ngài "nói dóc" để lấy lòng Áp-ra-ham đó chăng? Còn Áp-ra-ham ranh mảnh như thế nào, thì các câu sau sẽ chứng minh điều ấy:

"12: 11 Khi hầu vào đất Ê díp tô, Áp-ra-ham bèn nói cùng Sa rai, vợ mình, rằng: Nầy, ta biết ngươi là một người đàn bà đẹp. 12Khi nào gặp dân Ê díp tô thấy ngươi, họ sẽ nói rằng: Ấy là vợ hắn đó; họ sẽ giết ta, nhưng để cho ngươi sống. 13Ta xin hãy xưng ngươi là em gái ta, hầu cho sẽ vì ngươi mà ta được trọng đãi và giữ toàn mạng ta."

"12: 15Các triều thần của Pha-ra-ôn cũng thấy người và trầm trồ trước mặt vua; đoạn người đàn bà bị dẫn vào cung Pha-ra-ôn. 16Vì cớ người, nên Pha-ra-ôn hậu đãi Áp-ra-ham, và Áp-ra-ham được nhiều chiên, bò, lừa đực, lừa cái, lạc đà, tôi trai và tớ gái. 17 Song vì Sa rai, vợ Áp-ra-ham, nên Ðức Giê-hô-va hành phạt Pha-ra-ôn cùng nhà người bị tai họa lớn."

Như vậy, Ðức Chúa Trời đã đồng lõa với Áp-ra-ham để gạt Pha-ra-ôn, và Áp-ra-ham trở nên giàu có; quả thật xứng đáng là "Ðức Chúa Trời" và "người được Chúa chọn" vậy!

"15: 5Ðoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. 6Áp-ra-ham tin Ðức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người".

"15: 7Ðức Giê-hô-va lại phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ta là Ðức Giê-hô-va, Ðấng đã dẫn ngươi ra khỏi U rơ, thuộc về xứ Canh đê, để ban cho ngươi xứ nầy làm sản nghiệp. 8Áp-ra-ham thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp? 9Ðức Giê-hô-va đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con. 10Áp-ra-ham bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nửa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai"

Chắc chắn Ðức Chúa Trời "không phải nhân từ" vì chỉ để chứng cho Áp-ra-ham mà 5 con vật phải bị phanh thây, và lại thêm một lần nữa Áp-ra-ham bị Ðức Chúa Trời gạt cho đến ngày nay, tức là đến năm 2010 sau Công nguyên vì dân của Áp-ra-ham vẫn là một dân tộc nhỏ mà thôi! Còn những vì sao trên trời vẫn là "những vì sao trên trời" và bụi vẫn là "bụi trên mặt đất". Thế thì Ðức Giáo Hoàng và những giáo sĩ nghĩ sao về Kinh Thánh? Riêng tôi thì quả thật "đáng ngờ" cho "tri thức" của con người!

Trong đoạn 17,

Ðức Chúa Trời có vài thay đổi. Sự thay đổi đó như sau:

"1Khi Áp-ra-ham được chín mươi chín tuổi, thì Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng ngươi và phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn. 2Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội.

3Áp-ra-ham bèn sấp mình xuống đất; Ðức Chúa Trời phán cùng người rằng: 4Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. 5Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ra-ham nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. 6Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra. 7Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho ta làm Ðức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. 8Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Ðức Chúa Trời của họ."

Thì ra, Ðức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham đủ mọi thứ chẳng qua là Ngài muốn "hầu cho ta làm Ðức Chúa Trời của ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời" (to be a God unto thee, and to thy seed after thee), "Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Ðức Chúa Trời của họ"(And I will give unto thee, and to thy seed after thee, the land wherein thou art a stranger, all the land of Canaan, for an everlasting possession; and I will be their God). Tôi tưởng người nhân thế ham mê chức quyền, nhưng không ngờ Ðức Chúa Trời cũng "khoái" làm Ðức chúa Trời của dòng họ Áp-ra-ham quá đỗi như vậy. Hay là những người viết Kinh Thánh có ý "xuyên tạc", nhằm hạ thấp giá trị của Ðức Chúa Trời đó chăng? Không lẽ, Ðức Chúa Trời tệ đến như thế sao? Chuyện này, ta phải xét lại cho chính chắn vậy!

Và đối với Sa rai cũng được Ðức Chúa Trời thay đổi như sau:

"15Ðức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: Còn Sa rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa rai nữa; nhưng Sa ra là tên người đó. 16Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ cho ngươi một con trai. Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc; những vua của các dân tộc sẽ do nơi nàng mà ra".

Ðó là những ưu đãi của Ðức Chúa Trời đối với gia đình và dòng họ của Áp-ra-ham và bù lại (trao đổi) để Ngài chỉ được làm Ðức Chúa trời của họ. Ðúng là một câu chuyện chỉ có trong Kinh Thánh mà thôi!

Chưa hết, Ðức Chúa Trời trong cách để hủy diệt thành Sô đôm và Gô mô rơ được diễn tả thật tàn nhẫn như sau:

19: 24 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô đôm và Gô mô rơ, 25hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.

Và sau đây là một câu chuyện độc đáo khác mà tôi cam đoan, quý vị không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác ngoài Kinh Thánh, một câu chuyện làm tình khá lạ lùng về tính đạo đức, sinh lý lẫn khoa học cùng biện chứng:

"19: 30Lót ở Xoa thì sợ hãi, nên cùng hai con gái mình bỏ đó mà lên núi, ở trong một hang đá kia. 31Cô lớn nói cùng em mình rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ. 32Hè! chúng ta hãy phục rượu cho cha, và lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 33Ðêm đó, hai nàng phục rượu cho cha mình; nàng lớn đến nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 34Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy, đêm hôm qua ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 35Ðêm đó, hai nàng lại phục rượu cho cha mình nữa, rồi nàng nhỏ thức dây mà nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 36Vậy, hai con gái của Lót do nơi cha mình mà thọ thai. 37Nàng lớn sanh được một con trai, đặt tên là Mô áp; ấy là tổ phụ của dân Mô áp đến bây giờ. 38Người em cũng sanh đặng một con trai, đặt tên là Bên am mi; ấy là tổ phụ của dân Am môn đến bây giờ".

Không biết người viết đoạn Kinh Thánh nầy có phải là tu sĩ hay không mà chẳng biết gì về vấn đề làm tình cả, tôi cho rằng ý nghĩ lưu truyền dòng giống của cha là hợp lý tức là gạt bỏ phương diện "đạo đức" ra, nhưng chuyện này vẫn có những vấn đề không ổn:

-thứ nhất: Lót đã già, sinh lý trở nên không còn "sung sức" như thời thanh niên,

-thứ hai: Các nơi khác vẫn có chỗ để cho Lót và hai nàng con gái sống đâu nhất thiết phải ở trong hang núi.

-thứ ba: Kinh Thánh viết "không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ" là một điều hết sức phi lý. Vậy thì chắc nơi ở của Áp-ra-ham cũng chẳng còn ai, và Áp-ra-ham cũng bị tiêu diệt rồi chăng?

-thứ tư: Lót "say mèm" đến con gái của mình đến làm tình với mình mà cũng chẳng hay biết gì, ngay cả lúc đến cũng như lúc đi. Say như vậy, thì "xin lỗi" dương vật của Lót cũng không thể đủ sức cương cứng cho đến tàn cuộc hoặc xuất tinh.

-thứ năm: Chưa chắc một lần làm tình mà đã thọ thai.

Ðề nghị Giáo hội nên sửa đổi Kinh Thánh lại để cho hợp lý hơn (nếu có thể).

Và rồi lại thêm một lần nữa Ðức Chúa Trời "đồng lõa" với Áp-ra-ham để gạt vua A-bi-mê-léc, vua bắt bà già Sa ra (chắc còn đẹp lắm!) về làm vợ. Nhưng trong chiêm bao, Ðức Chúa Trời hiện đến "hăm" vua A-bi-mê-léc: "Nầy, ngươi sẽ chết bởi cớ người đàn bà mà ngươi đã bắt đến; vì nàng có chồng rồi" (20:3); và trong câu 20:7 "Bây giờ, hãy giao người đàn bà đó lại cho chồng nó, vì chồng nó là một đấng tiên tri, sẽ cầu nguyện cho ngươi, thì ngươi mới được sống. Còn như không giao lại, thì phải biết rằng ngươi và hết thảy ai thuộc về ngươi quả hẳn sẽ chết".

Và, chỉ vì sự dối trá của Áp-ra-ham mà vua A-bi-mê-léc mới bắt Sa ra, nhưng Ðức Chúa Trời đã hành động "không nhân từ" như sau:

Sau khi vua A-bi-mê-léc đem chiên, bò, tôi trai cùng tớ gái và trả Sa ra cho Áp-ra-ham, lại cho một ngàn miếng bạc, thì:

"20: 17Áp-ra-ham cầu xin Ðức Chúa Trời, thì Ngài chữa bịnh cho vua A-bi-mê-léc, vợ cùng các con đòi người; vậy, họ đều có con. 18Vả, lúc trước, vì vụ Sa ra, vợ Áp-ra-ham, nên Ðức Giê-hô-va làm cho cả nhà vua A-bi-mê-léc đều son sẻ".

Và trong những đoạn sau cho ta thấy Ðức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký chỉ là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham và dân Y sơ ra ên về sau mà thôi. Biến Ðức Chúa Trời ấy thành Ðức Tin của nhân loại là "chuyện" của những người tạo ra Kinh Thánh và Giáo sĩ lẫn Giáo hội không khác:

"24: 6Áp-ra-ham nói rằng: Hãy cẩn thận, đừng dẫn con ta về xứ đó! 7Giê-hô-va là Ðức Chúa Trời trên trời, là Ðấng đã đem ta ra khỏi nhà cha ta và xứ sở ta, có phán và thề rằng: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi xứ nầy!"

Ngay cả Ê li ê se "người đầy tớ ở lâu hơn hết, có quyền quản trị các gia tài" của Áp-ra-ham vẫn hai lần buộc miệng:

"24:12 Người nói rằng: Hỡi Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi ơi! xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm, và hãy làm ơn cho chủ Áp-ra-ham tôi!"

"24: 26Ngưòi bèn cúi đầu và sấp mình xuống trước mặt Ðức Giê-hô-va, 27mà nói rằng: Ðáng ngợi khen thay Giê-hô-va, là Ðức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi! Ngài chẳng ngớt thương xót và thành thực đối cùng chủ tôi".

Có điều đáng buồn cười hơn là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh đã "cướp" đất của xứ khác mà "hứa" cho dòng dõi của Áp-ra-ham, nên được gọi là "Ðất hứa", vì "Ðất hứa" ấy mà ngày nay đã đưa đến "nạn khủng bố" khiến thế giới, nhân loại luôn trong tình trạng hồi hộp, lo sợ không yên:

"26: 2Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Chớ xuống xứ Ê díp tô; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho. 3Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi. 4Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước; 5vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta."

Và trong câu sau đây, Ðức Chúa Trời xác định Ngài là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham:

"26: 24 Ðêm đó Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha ngươi, chớ sợ chi, ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước cho và thêm dòng dõi ngươi, vì cớ Áp-ra-ham là tôi tớ ta".

Những người viết Kinh Thánh đôi khi làm cho chúng ta trở nên khó hiểu một cách kỳ lạ, hay là họ "quá thông minh" (có phải vậy không?) khi viết như sau:

"27:41 Ê-sau trở lòng ganh ghét Gia-cốp vì cớ cha mình chúc phước cho người, bèn nói thầm trong lòng rằng: Ngày tang của cha đã hầu gần; vậy ta sẽ giết Gia-cốp, em ta đi." (And Esau hated Jacob because of the blessing wherewith his father blessed him: and Esau said in his heart, The days of mourning for my father are at hand, then will I slay my brother Jacob).

Ê-sau chỉ "nói thầm trong lòng", thế nhưng "họ đem lời Ê-sau thuật lại cùng Rê be ca":

"27:42 Họ đem lời Ê-sau, con lớn, thuật lại cùng Rê be ca, thì người sai Gia-cốp, con út mình, mà nói rằng: Nầy, Ê-sau, anh con, toan giết con để báo thù." (And these words of Esau her elder son were told to Rebekah: and she sent and called Jacob her younger son, and said unto him, Behold, thy brother Esau, as touching thee, doth comfort himself, purposing to kill thee).

Những người viết Kinh Thánh cũng khá khéo léo để cho Ðức Chúa Trời lúc đầu xuất hiện tạo ra mọi thứ, đầy quyền uy và "chỉ phán" "thì có như vậy", nhưng rồi đưa Ðức Chúa Trời dần rời xa con người để "ngự trị" ở trên trời. Lúc thì từ trên trời hiện ra, lúc thì xuất hiện trong chiêm bao, và không còn "phán" như trước kia mà chỉ là ban phước hay chúc phúc. Ðức Chúa Trời bây giờ "kém" quyền năng như thuở trước:

"28: 13Nầy Ðức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Ðức Chúa Trời của Y sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây. 14Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. 15Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi".

Ôi! Không ngờ Ðức Chúa Trời mê dòng họ của Áp-ra-ham đến thế! Ông ta tự hứa, rồi ông ta xác định nhiệm vụ mình phải làm, nhưng cả mấy ngàn năm nay ông không thể làm cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn, dẫy đầy như bụi trên mặt đất hoặc như sao trên trời hay "như cát bãi biển, người ta sẽ không sao đếm được, vì đông đúc quá!" (32:12). Thế là Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng "xạo" quá đi thôi! Thế mà cũng có hàng khối người tin! Ðáng buồn cho nhân thế!!!

"32:28 Người lại nói: Tên ngươi sẽ chẳng là Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y sơ ra ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Ðức Chúa Trời và người ta, ngươi đều được thắng".

Gia cốp vật lộn với một người đến rạng đông, mà người đó không thắng nỗi. chỉ có thế thôi mà được đổi tên là Y sơ ra ên và lại tuyên bố "láo khoét" như sau:

"32:30 Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê ni ên, vì nói rằng: Tôi đã thấy Ðức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu".

Nhưng trước đó, Kinh Thánh viết như sau:

"32:21Vậy, lễ nầy đem đi trước, còn người, đêm đó ở lại trại.

"32: 22Ban đêm, người thức dậy, dẫn hai vợ, hai tên đòi và mười một đứa con mình đi qua rạch Gia bốc. 23Người đem họ qua rạch, và hết thảy của cải mình qua nữa.

"32:24 Vả, một mình Gia-cốp ở lại; thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông".

Quả thật tôi không thể hiểu Gia-cốp ở lại hay qua sông, hay đưa mọi người, của cải qua sông rồi trở lại để vật lộn với Ðức Chúa Trời mà "linh hồn tôi được giải cứu". Kinh Thánh thật là mù mờ khó hiểu, chắc để "lập lờ đánh lận con đen" như người Việt chúng ta thường nói, hầu cho có vẻ "thần thánh" của câu chuyện được gọi là Kinh Thánh.

Quý vị hãy xem "lòng nhân từ" của Ðức Chúa Trời:

"35:5 Ðoạn, chúng khởi hành. Ðức Chúa Trời bèn giáng sự kinh hãi cho các thành chung quanh đó, nên họ chẳng dám đuổi theo các con trai của Gia-cốp".

"35: 9 Khi ở xứ Pha đan A ram đến, Ðức Chúa Trời lại hiện ra cùng Gia-cốp nữa, ban phước cho người, 10và phán rằng: Tên ngươi là Gia-cốp, sau nầy sẽ chẳng gọi là Gia-cốp nữa, nhưng sẽ đặt là Y sơ ra ên. Rồi người đặt tên người là Y sơ ra ên. 11Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy sanh sản và thêm nhiều, một dân cho đến nhiều dân đều sẽ do nơi ngươi mà sanh, cùng các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra. 12Xứ ta đã cho Áp-ra-ham và Y sác thì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi."

Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh không những không nhân từ mà hãy còn độc đoán, giết người không gớm, thế nhưng không hiểu sao Giáo hội luôn dạy tín hữu rằng: Ðức Chúa Trời là Ðấng Toàn Năng, Nhân Từ, Thương người đến đổi cho "Con một" của Người xuống thế để cứu chuộc ("Ðức Chúa Trời là Ðấng Tự Hữu, thiêng liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng và chân thật vô cùng"- Theo giáo lý). Chắc chắn điều ấy là không đúng; không thể tin cậy được, chúng ta hãy đọc đoạn sau:

"38: 6Giu đa cưới cho Ê rơ, con trưởng nam, một người vợ, tên là Ta ma. 7Nhưng Ê rơ độc ác trước mặt Ðức Giê-hô-va, nên Ngài giết người đi. 8Giu đa bèn biểu Ô nan rằng: Con hãy lại gần vợ anh con, kết bạn cùng nàng như em chồng, đặng nối dòng dõi cho anh. 9Ô nan biết rằng dòng dõi nầy sẽ chẳng thuộc về mình, nên đương khi đến cùng nàng, thì làm rơi rớt xuống đất, để đừng sanh dòng dõi cho anh. 10Nhưng điều người làm vậy không làm đẹp lòng Ðức Giê-hô-va, nên Ngài cũng giết người luôn đi".

Ô nan làm rơi rớt "tinh dịch" xuống đất, không để Ta ma có thai mà Ðức Chúa Trời cũng không đẹp lòng, đành giết người luôn đi. Ðó là lòng "nhân từ" của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!

Ðức Chúa Trời lúc nào, trong Kinh Thánh, cũng muốn cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn của một nước lớn, nhưng điều đó đến mãi tận ngày nay vẫn là điều chưa thành hiện thực. Có lần Ðức Chúa Trời hiện thấy trong ban đêm (chắc Ðức Chúa Trời cảm thấy xấu hỗ vì nhiều lần hứa "cuội"!):

"46: 2Trong một sự hiện thấy ban đêm kia, Ðức Chúa Trời có phán cùng Y sơ ra ên rằng Hỡi Gia-cốp, Gia-cốp! Y sơ ra ên đáp rằng: Có tôi đây. 3Ðức Chúa Trời phán: Ta là Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời của cha ngươi. Hãy xuống Ê díp tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn, 4Chánh ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chánh ta cũng sẽ dẫn ngươi về chẳng sai. Giô sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại".

Và Ðức Chúa Trời đã "thực hiện" đúng lời hứa là "dẫn Gia-cốp về", nhưng về với đất; hay nói theo kiểu của Tôn giáo Ki Tô là "dẫn Gia-cốp về cùng Chúa". Ðó là "sự thực hiện đúng đắn" lời hứa của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!

"Sách thứ nhứt của Môi-se gọi là Sáng Thế Ký" được chấm dứt bằng "Giô sép" già và chết

"Ngay trong sách đầu tiên của Kinh Thánh đã là như thế, thì Đức Chúa Trời có đáng là Đức Chúa Trời của hàng tỉ người phải phụng thờ hay không; và Kinh Thánh có đáng là Kinh Thánh để tín hữu Ki Tô phải tôn trọng và làm theo chăng? Tôi sẽ đọc hộ quý độc giả tiếp theo “Ê Díp Tô ký” và 4 sách Tin Mừng trong Tân Ước. Hi Vọng Giao Điểm cũng như Sách Hiếm sẽ giúp tôi đạo đạt những điều tôi ghi nhận đến với Quý độc giả cũng như những tín hữu của các Đạo Thờ Chúa: Chúa Cha cũng như Chúa Con để chúng ta thấy được một phần nào: Kinh Thánh đã viết và dạy thế gian nầy như thế nào! Và Đức Chúa Cha cũng như Đức Chúa Con đã ra sao? Hi vọng vậy lắm thay!"

Gã Học Trò.



Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

-Kinh Thánh, Cựu ước và Tân ước; United Bible Societies; bản in 1990 tại Korea.

[SH: Có thể xem trên Sáng Thế Ký trên web http://www.thanhlinh.net/]

-The Holy Bible, The Old and New Testament; King James Version; World Bible Publishers; Iowa Falls, IA 50126 U.S.A; bản in Canada.




--------------------------------------------------------------------------------

Bài của Gã Học Trò:


Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan (Gã Học Trò)
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" (Gã Học Trò)
Đức Mẹ Sầu Bi (Gã Học Trò)




Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tôi đọc "Sáng Thế Ký" 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:13 am

Nhân Dịp Năm Thánh Của Công Giáo Việt Nam

Kể Chuyện Thánh Kinh: CHA TRUYỀN CON NỐI

Trần Chung Ngọc

01 tháng 12, 2009




Hơn 10 năm trước đây, Charlie Nguyễn, alias Bùi Văn Chấn, có viết bài Abraham: Ông Tổ Của Các Đạo Chúa. Bài này đăng trong tờ Đông Dương Thời Báo, số 70, tháng 8, 1998, và sau đó có trên Trang Nhà của Charlie Nguyễn. Với bài này, Charlie Nguyễn đã cho độc giả một bài viết giá trị về lịch sử Thánh Abraham, Tổ Phụ của các đạo Chúa. Trong bài của Charlie Nguyễn, chúng ta cũng biết thêm về lịch sử Do Thái, vùng Lưỡng Hà v..v… Ông Charlie Nguyễn không nói đến nhiều về nhân vật Abraham, mục đích nghiên cứu của ông là đưa đến kết luận: xuất xứ của những tôn giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo là từ cùng một đạo: đạo thờ bò.

Ki Tô Giáo, điển hình là Ca-tô Rô-maGiáo, phát triển trên thế giới qua sách lược độc tôn, bạo hành, cưỡng bức hoặc giết những người không có cùng niềm tin, và sau này, làm tiên phong hay theo gót thực dân để truyền đạo. Và chúng ta được nghe các nhà truyền giáo và cả các con chiên u mê thường nói rằng đạo Chúa là đạo rất mực đạo đức, và Thánh Kinh là những lời mạc khải của một ông Gót "(God) toàn năng, có nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, có nghĩa là cái gì cũng biết gồm cả quá khứ vị lai, và toàn nhân, rất mực nhân từ thương yêu thế gian. Dân Chúa cũng thường lên án những kẻ “vô thần”, nghĩa là những người không tin vào Chúa của họ, là những kẻ có thể làm mọi điều ác vì không sợ Chúa trừng phạt. Đây chỉ là những lời rao giảng dối trá của những kẻ vô lương tâm để hù dọa và huyễn hoặc những người không có mấy đầu óc, hoặc những người có đầu óc nhưng cả tin mà không tự mình đọc cuốn Thánh Kinh. Lịch sử cho thấy, những người “vô thần” thường thông minh và đạo đức hơn những người tin Chúa rất nhiều, Chúa của họ ở trong cuốn Thánh Kinh, và tin tất cả những gì viết trong Thánh Kinh. Lịch sử các giáo hoàng và gần đây những vụ loạn dâm của giới linh mục và mục sư nói rõ hơn gì hết điều trên. Tại sao vậy? Tìm hiểu vấn đề chúng ta thấy nguồn gốc sự vô đạo đức của giới chăn chiên, và cả các con chiên, là nằm trong chính cuốn Thánh Kinh.

Thật vậy, đọc Thánh Kinh, chúng ta thấy trong đó có nhiều chuyện thuộc loại vô đạo đức, dâm ô, loạn luân, những chuyện tàn bạo giết người tập thể, kể cả nam phụ lão ấu, những chuyện cực kỳ hoang đường, những chuyện vô cùng mâu thuẫn, những chuyện con yêu con ghét, những chuyện phi lý trí, phản khoa học v…v… thật là không kể sao cho hết.


Ấy thế mà có người, ông cựu Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Chức, niềm hãnh diện của giới trí thức Ca Tô Việt Nam, lại cho rằng: "Quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam". Chắc chắn là ông Chức cũng như những người Ca-tô đồng ý với ông và tuyệt đại đa số giáo dân chưa hề đọc Thánh Kinh.


Bài viết này thuộc loại viết mà chơi, kể chuyện về chủ đề “Cha Truyền Con Nối” trong Thánh Kinh, nghĩa là thế hệ sau theo truyền thống của thế hệ trước, nên văn phong có phần phóng túng, xin độc giả đánh cho hai chữ đại xá.


Mở đầu cuốn Thánh Kinh là có chuyện anh em ruột giết nhau. Lý do? Chỉ vì ông “Gót” (God) của Do Thái, tức Chúa của các đạo Chúa, đã bất công đối xử với hai anh em Cain và Abel, con của Adam và Eve. Chuyện kể như sau, Sáng Thế Ký 4:


Lớn lên, Cain làm nghề trồng trọt, và người em Abel làm nghề chăn chiên. Đến mùa, Cain đem hoa quả đồng ruộng làm lễ vật dâng lên cho “Gót”, và Abel cũng đem phần thịt mỡ của con chiên đầu lòng dâng lên cho “Gót”. Gót chưa biết đến chất cholesterol trong thịt mỡ, chỉ thích khoái khẩu, nên nhận phần thịt mỡ của Abel và chê, không nhận phần hoa quả ngũ cốc của Cain. Người Ca-tô Việt Nam thích ăn thịt chó có thể cũng là theo truyền thống của Gót. Cain giận dữ vì thấy mình bị đối xử quá bất công và thiên vị, nên rủ thằng em ra ngoài đồng rồi giết tốt cậu em.


Đến đây tôi muốn kể một câu chuyện cá nhân.

Hơn 20 năm trước, khi tôi còn ở Madison, Wisconsin, một buổi sáng Chủ Nhật (không phải là Chúa Nhật) có hai người mặt còn non choẹt, quần áo chỉnh tề, thuộc hệ Jehovah Witness, đến gõ cửa truyền đạo. Họ muốn giảng cho tôi về Thánh Kinh, về Gót v..v… Tôi đồng ý và nói, tôi cũng đã đọc Thánh Kinh, và có chuyện tôi không hiểu là tại sao Gót lại nhận phần thịt mỡ của Abel và chê phần hoa quả ngũ cốc của Cain để cho Cain phải tức giận mà giết em? Họ nói họ sẽ tìm hiểu và trả lời và bỏ ra đi. Hai tuần sau họ trở lại với một người đã đứng tuổi và giải thích cho tôi là: “Gót muốn khuyến khích nghề chăn nuôi chứ không phải là thiên vị Abel”. Đó là câu giải thích cho những người có đầu óc của con chiên. Tôi lại hỏi một chuyện khác mà tôi không hiểu: Cain lấy vợ, vậy vợ của Cain là ai, khi đó trên thế gian chỉ có Eve, mẹ Cain, là phụ nữ. Họ bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa.

Trở lại đầu đề “Cha Truyền Con Nối”, bài viết này kể lại vài chuyện vui và rất hấp dẫn về Thánh Abraham, ông Tổ của các đạo Chúa, và ông con Isaac, rồi đến hai ông con của Isaac, Esau và Jacob, như được viết trong Thánh Kinh. Thánh Kinh có rất nhiều chuyện vui và hấp dẫn, thí dụ như chuyện về 5 người đàn bà trong bài trước, nhưng thật đáng tiếc những chuyện này chẳng bao giờ được giảng trong nhà thờ, có ai hỏi đến thì vẫn là câu trả lời: “Đó là mầu nhiệm của Gót, đầu óc con người không thể hiểu được”. Đúng ra là phải nói “Đầu óc con chiên, chứ không phải là con người, mới không thể hiểu được những mầu nhiệm của Gót.” Chúng ta còn nhớ, giải thích chuyện 5 người đàn bà vô đạo đức trong gia phả của Giê-su, ông TGM Nguyễn Văn Thuận cũng cho đó là “mầu nhiệm của Gót”. Vì là chuyện vui và rất hấp dẫn nên lời văn có đôi phần phóng túng, tôi xin tạ lỗi trước cùng quý độc giả nào khó tính cho rằng chuyện các Thánh trong Thánh Kinh tất nhiên phải là chuyện đứng đắn, không phải là chuyện có thể nói chơi.


Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Abraha1Trong Thánh Kinh, thông tin đầu tiên chúng ta biết về Thánh Abraham là ở chương Sáng Thế Ký, câu 11: 27,29 (Sáng Thế Ký 11:27,29):

"Đây là dòng dõi Tê-Ra: Tê-Ra sinh ra Áp-ram, Na-ho, và Ha-ran. Ha-ran sinh ra Lot.... Rồi Áp-ram và Na-ho lấy vợ. Vợ Áp-ram tên là Sa-ra (Sarah) "


Đến đây, chúng ta không biết Sarah là ai, cho tới 9 chương sau, Sáng Thế Ký 20:12, Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết:


"Thật ra, nàng chính là em gái tôi. Nàng là con cùng cha khác mẹ với tôi, và tôi đã lấy nàng làm vợ."


Thánh Abraham lấy vợ, đó là một chuyện vui mừng. Mà lại lấy em làm vợ, đó là một chuyện vui mừng thứ hai, theo tiêu chuẩn đạo đức của Thánh Kinh, vì trong đó chúng ta được Gót dạy rằng, Thánh Abraham là một con người ngay thẳng, đạo đức (righteous), là một mẫu mực theo luật Chúa mà chúng ta phải noi gương (Gen. 26:5 : Abraham obeyed My voice and kept My charge, My commandments, My statutes, and My laws: Abraham đã tuân theo lời Ta, đã vâng giữ những điều răn, luật lệ của Ta) . Có lẽ vì vậy chăng mà ngày nay chúng ta có từ "song hỷ". Thời Thánh Abraham, đó có thể là song hỷ. Thời nay, chúng ta gọi đó là "loạn luân".

Thế rồi, Thánh Kinh kể rằng, Sáng Thế Ký 12: 1-3:

"Nay, Gót bảo Abraham: Hãy bỏ quê cha đất tổ, lìa bỏ họ hàng thân thuộc, đi đến xứ ta chỉ định. Ta sẽ làm cho con trở thánh tổ phụ của một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phúc cho ngươi, làm rạng danh ngươi, và ngươi sẽ là cái phúc của mọi người. Ta sẽ ban phúc cho kẻ nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi"


và Abraham tuân theo lời Gót, cùng Sarah và Lot, mang theo hết của cải, gia súc, người làm v...v... bỏ xứ đi tới vùng Canaan, xứ mà Gót chỉ định cho ông ta.

Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện Gót ra lệnh cho Abraham rời bỏ xứ sở khi Abraham đã theo cha là Terah cùng ông cháu Lot, ông Thánh cháu này rất nổi tiếng vì chuyện làm cho hai người con gái mang bầu, rời bỏ xứ sở từ lâu rồi và đến định cư ở Haran. Vấn đề ở đây là có độc giả nào cho rằng xứ Canaan và dân Do Thái là một dân tộc lớn không? Về dân số, đất đai và quyền lực, so với nước của anh Ba Tàu, của anh Cà Ri Cay, và nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Do Thái có thể nói là không đáng kể. Vậy thì lời hứa của Gót trở thành lời hứa tầm bậy, cũng như lời hứa của Giê-su là sẽ trở lại ngay khi một số người theo ông ta còn sống nhưng đã chết đi và biệt tăm gần 2000 năm nay mà không hề thấy tông tích ở đâu. Mặt khác, Gót chỉ hứa cho Abraham làm tổ phụ của dân tộc Do Thái mà thôi, do đó Abraham và các hậu duệ như David, Jesus chẳng liên hệ gì đến các dân tộc khác. Tất cả những gì giáo hội Ca tô nói về Gót, về Abraham hay David, Jesus cho người phi Do Thái chẳng qua chỉ là trò bịp, lừa dối của Giáo hội đối với những kẻ nhẹ dạ, cả tin, đầu óc không khác đầu óc của các con chiên là mấy.

Thế rồi, Thánh Kinh kể rằng: Khi Abraham tới gần đất Ai Cập, Thánh bảo vợ như sau, (Sáng Thế Ký 12: 11-13 ):

"Cưng à! Qua biết cưng rất đẹp. Nếu người Ai Cập nhìn thấy cưng, và biết cưng là vợ qua, có thể họ sẽ giết qua để cướp cưng. Vậy cưng hãy làm ơn làm phúc nói với họ cưng là em gái của qua nhé. Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để qua sống."

Thánh Abraham quả thật đúng là Thánh Abraham. Là Thánh Tổ Phụ nên Ngài khôn hơn các con chiên chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi nghe lời Giáo hội, tuyệt đối tin vào Gót. Ngài đã được Gót hứa làm cho Ngài rạng danh và là Tổ Phụ của một dân tộc lớn, nhưng Ngài chẳng mấy tin lời hứa của Gót nên chưa tới Ai Cập Ngài đã lo phòng thân, bảo vợ nói dối là em, sợ người ta giết Ngài để cướp vợ thì hết rạng danh và hết làm Thánh Tổ Phụ.

Có người cãi rằng, Abraham là Thánh Tổ Phụ của các dân Chúa. Dân Chúa họp lại chẳng thành một dân tộc lớn là gì? Thứ nhất, họ không biết thế nào là định nghĩa của một dân tộc. Định nghĩa của dân tộc tuyệt đối không phải là một tập hợp những người có tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, và chỉ biết gật trước mọi điều Tòa Thánh ra lệnh, hay "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung). Thứ nhì, họ quên rằng Gót trong Thánh Kinh không biết đến cả một nửa thế giới, vì không biết là quả đất tròn, và Cựu Ước chỉ là lịch sử Do Thái. Nation là một quốc gia, một dân tộc, chứ không phải là Vương quốc (Kingdom) của Chúa.

Rồi có người cũng cãi là, Abraham đâu có nói dối. Sarah chẳng là em Abraham là gì? Cãi như vậy chúng ta gọi là "cãi chầy cãi cối", hay là "cãi lấy được", càng cãi càng tỏ ra trình độ hiểu biết thấp kém của mình. Thật vậy, cãi như vậy là cãi ẩu, mù tịt về Thánh Kinh. Chuyện Abraham bảo vợ nói dối nhận là em là chuyện trong chương 12, tới đây chưa ai biết Sarah là em Abraham. Như trên đã viết, mãi tới chương 20 Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết Sarah là em cùng cha khác mẹ. Một mặt khác, vấn đề ở đây không phải là Sarah là em hay là vợ, hay cả hai, mà là Thánh Abraham sợ chết, ham sống, ham của cải, và sẵn sàng hiến dâng vợ, hay em, hay cả hai, cho dân Ai Cập. Thật vậy, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Sáng Thế Ký 12: 14-16:

"Và đúng như vậy, khi Abraham vào Ai Cập, dân Ai Cập nhìn thấy Sarah rất đẹp. Các ông Hoàng của Vua Pharaoh cũng thấy nàng và tiến cử nàng với Pharaoh. Và nàng được đưa vào cung Vua. Nhờ nàng mà Pharaoh hậu đãi Abraham, cung cấp cho ông chiên, bò, lừa, gia nhân và lạc đà."


Phân tích Thánh Kinh là một nghệ thuật và là chuyện rất thú vị. Độc giả đọc đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên thấy sao? Tư cách của ông Thánh Tổ Phụ Abraham phải chăng là tư cách của một người "ngay thẳng, đạo đức"? Và Pharaoh đưa Sarah vào cung để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì, và tôi cũng biết. Các linh mục, mục sư cũng đều biết, biết nhưng chẳng ai dám nói trong nhà thờ. Nếu chúng ta biết chút chút về phong tục, khí hậu Ai Cập thì lại có vài vấn đề khó hiểu. Ai Cập là xứ nóng, rất nóng, và các phụ nữ luôn luôn mang một tấm mạng che mặt. Vậy làm sao mà dân Ai Cập lại nhìn thấy bộ mặt đẹp của Sarah nếu nàng không muốn cho ai nhìn thấy. Abraham biết vậy và Sarah cũng biết vậy. Phải chăng Abraham, với sự đồng ý của Sarah, cố ý trình diễn bộ mặt đẹp của Sarah cho mọi người thấy? Nhưng để làm gì? Thánh Abraham đã nói rõ: "Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để cho qua sống" và Thánh Kinh đã chẳng nói rõ hơn: "để đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà và cả gia nhân nữa" hay sao? Một nàng Sarah đổi lấy từng ấy thứ, kể ra là quá lời rồi. Frederick Heese Eaton viết, (Scandalous Saints, p.12):


"Kế hoạch của Abraham để giữ Pharaoh bận bịu trên giường với Sarah trong khi gia súc của Abraham gặm cỏ trên những cánh đồng cỏ của Pharaoh đã được đền đáp rộng rãi. Như Thánh Kinh của Moses đã chỉ rõ, làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền. Ngay cả làm nghề ma cô." [1]


Có một chi tiết sai trong nhận định trên, vì Thánh Kinh (5 sách đầu) không phải do Moses viết. Đọc lịch sử đạo Chúa chúng ta thấy Giáo hội Công Giáo đã theo đúng sách lược của Abraham: làm bất cứ điều gì để có được tiền tài, của cải: từ cướp bóc, chiếm đoạt trong các cuộc thánh chiến, bán các phép giải tội, dấu tiền của Đức Quốc Xã cho đến những phương tiện kinh tài hiện đại nhất như mở ngân hàng, đầu tư vào sự sản xuất thuốc ngừa thai v..v.., vì vậy tài sản của Vatican ngày nay đã lên đến cả ngàn tỷ đô-la.

Nhưng chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Sáng Thế Ký: 17-19:

"Nhưng vì Sarah, vợ của Abraham, mà Gót giáng nhiều tai họa lớn cho Pharaoh và hoàng cung của vua. Vua gọi Abraham vào trách: "Ngươi coi ngươi đã gây hại cho ta. Tại sao ngươi không nói nàng là vợ của ngươi. Sao ngươi lại nói "Nàng là em tôi" để ta lấy nàng làm vợ.. Đây này, vợ ngươi đây, ngươi hãy mang nàng đi. Và vua ra lệnh đuổi Abraham cùng vợ, gia nhân, mang tài sản ra khỏi Ai Cập."


Thánh Kinh không nói rõ họa mà Gót giáng xuống Pharaoh và hoàng cung là họa gì, và tại sao Pharaoh lại biết những họa đó là tác phẩm của Gót? Và phải chăng trước khi giáng họa, Gót đã cho Pharaoh biết Sarah chính là vợ Abraham chứ không phải là em. Nhưng đọc Thánh Kinh thì đừng có thắc mắc, thắc mắc những lời mạc khải của Gót là có tội với Gót. Nhưng các học giả ngày nay không sợ tội với Gót, mà chỉ sợ sự thật, y như các tín đồ Ki Tô Giáo, cho nên đã để tâm nghiên cứu để giải đáp những thắc mắc khi đọc Thánh Kinh. Và, các học giả phân tích Thánh Kinh về sau đã đoán ra đó là họa gì, nhưng vẫn không hiểu tại sao Pharaoh lại cho rằng đó là hình phạt của Gót vì Pharaoh "have fun" (chơi vui) với Sarah. Thật vậy, tại sao Gót lại giáng họa xuống Pharaoh thay vì xuống Abraham, vì lỗi đâu có phải là ở Pharaoh. Pharaoh thấy Sarah đẹp mà lại chưa có chồng nên mời vào cung đánh cờ người với ông cho vui, với sự O.K "chăm phần chăm" của Sarah và của "ông anh" Abraham chứ đâu có làm điều gì sai quấy. Đâu có thể kết tội Pharaoh là cướp vợ của Abraham. Trước đây thì Gót lẫn cẫn, nay lại trở thành lẩm cẩm, phạt người có tội không phạt, lại đi phạt người vô tội.

Các học giả phân tích Thánh Kinh, không tin chuyện Gót xía vào những chuyện của con người. Khi xưa, bất cứ điều gì mà trí tuệ thời đó chưa cho phép hiểu, thì đều được coi như là tác phẩm của Gót. Sấm được coi như là tiếng nói trong cơn thịnh nộ của Gót, sét là những lưởi gươm của Gót giáng xuống để trừng phạt con người, cả bệnh truyền nhiễm như dịch hạch do chuột gây ra cũng được coi là tai họa do Gót giáng xuống v...v.... Cho nên các học giả coi một số chuyện trong Thánh Kinh là những chuyện dân gian đồn đại, có thể đúng với lịch sử nên phân tích vấn đề như sau.

Nếu thực sự Pharaoh và hoàng cung của nhà vua bị họa theo như sự đồn đại của dân gian, thì chỉ có thể có một giải thích, đó là:

"Pharaoh bị lây bệnh hoa liễu, có thể là bệnh lậu, do Sarah truyền sang, và rồi nhà vua truyền sang cho vợ và các cung tần mỹ nữ trong cung." [2]

Đây là một cách giải thích, nghe ra cũng có vẻ hợp lý, vì phù hợp với một đoạn sau trong Thánh Kinh, và vì trong một trường hợp tương tự như sẽ được trình bày sau, họa mà Gót giáng xuống là làm cho hoàng hậu và các cung nữ không có con. Có điều chắc là nhờ sự "hi sinh" chăm phần chăm của Sarah mà Abraham trở thành giầu có như Thánh Kinh kể, Sáng Thế Ký 13: 1-2:

"Rồi Abraham rời Ai Cập đi xuống phía Nam, mang theo vợ và tài sản. Abraham rất giầu có về gia súc, vàng bạc."


Giầu có như vậy là phúc hay họa? Gót thì bảo là phúc vì đó là của Gót ban cho. Gót Con [Jesus] không chịu, dùng quyền phủ quyết giáng phúc của Gót Cha ban cho Abraham xuống thành họa. Thật vậy, trong Tân Ước, Luke 6: 24, Gót Con phán: "Nhưng khốn cho những kẻ giầu có, vì đã nhận được sự an ủi rồi" (But woe to you who are rich, For you have received your consolation). Câu này có nghĩa là, những kẻ giầu có đừng có hòng bén mảng đến Thiên đường, Thiên đường chỉ để cho những người nghèo khổ. Vì vậy đạo Chúa phần lớn là dân nghèo, những người bị dụ khị, mê hoặc về một cái bánh vẽ trên trời: thiên đường. Còn giới chăn chiên thì lo vơ vét của cải để làm giầu. Thật vậy, ở trên thế gian này chẳng có ai thích nghèo cả, kể cả Giáo hội. Tài sản của Giáo hội mẹ lên đến hàng tỷ đô la, và các giáo hội con ở các nước nghèo khổ, kể cả Việt Nam, lại là những địa chủ bự nhất, tài sản đất đai phần lớn là do những chính quyền thực dân đô hộ cưỡng chiếm của Chúa chiền, của dân gian, và tặng cho giáo hội để cắm cây Thánh Giá trên đó, và ngày nay cũng có màn “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại.. Chỉ tội cho đám giáo dân nghèo, được dạy đó là ý Chúa, cứ an phận nghèo thì sẽ được lên thiên đường.

Chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh.

Khi đó Sarah không có con. Nàng có một con sen (dân VN bây giờ văn minh không gọi là con sen nữa mà gọi bằng những danh từ hoa mỹ như "chuyên viên giúp việc nhà cửa". TCN) người Ai Cập, tên là Hagar. Và Sarah nói với Abraham, Sáng Thế Ký 16:1-4:
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tôi đọc "Sáng Thế Ký" 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:19 am

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Sarah_presenting_Hagar_to_Abraham"Cưng à! Vì Chúa không cho em có con, vậy Cưng làm ơn hãy "đi vào" con sen của em. Nếu nó có con thì đó là con của em. Abraham tuân theo lời vợ và "đi vào" Agar, và Agar có mang."


"Đi vào" là tôi dịch một cách máy móc từng chữ một của "go in to" chứ thực ra người Việt Nam ý nhị nên chỉ nói "Abraham ngủ với con sen của vợ là Hagar".

Nếu đoạn văn tả chân trên mà ở trong cuốn sách nào khác, không phải là Thánh Kinh, thì các Cha hướng dẫn đạo đức các tín đồ lại kêu ầm lên là "văn chương khiêu dâm, cần phải dẹp bỏ".

Chúng ta hãy đọc tiếp chuyện Thánh Abraham.

Khi biết mình đã mang bầu, Hagar bèn lên mặt hỗn xược với Sarah, làm cho Sarah nổi khùng trách Abraham, Sáng Thế Ký 16: 4,5:

"Lỗi tại ông mọi đàng. Tôi đã cho ông ngủ với nó, bây giờ nó có mang nó lại lên mặt với tôi. Xin Gót hãy xét xử giữa tôi và ông."

Khi đó Abraham không biết đến một triết lý của Đông phương: "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả", vả chăng có vẻ như trong người có chút máu của Thúc Sinh, cho nên vội nói: "Nó là con sen của bà, vậy bà muốn làm gì nó thì làm." Và khi Sarah đối xử khắc nghiệt với Hagar thì Hagar phải "cao chạy xa bay".

Thánh Kinh kể tiếp: Gót Cha sai Thiên sứ xuống bảo Hagar phải quay về phục vụ cho chủ là Sarah. Đây là tiền lệ của Thiên Chúa, đầy tớ thì phải phục vụ cho chủ, tôi tớ của Chúa thì phải phục vụ Chúa, không được bỏ. Hagar tuân lời Gót và rồi sinh một đứa con trai. Abraham đặt tên con là Ishmael. Khi đó Abraham "mới có" 86 tuổi.

Chúng ta hãy bỏ qua đoạn mô tả giao ước giữa Gót Cha và Abraham khi Abraham "mới có" 99 tuổi, theo đó thì Abraham và các hậu duệ phái nam của ông phải cắt da qui đầu, danh từ văn hoa gọi là "lễ cắt bì", để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích, và ai không tuân theo luật này thì bị khước từ, không được làm dân của Gót. Tôi tò mò muốn biết, trong những nam tín đồ Ca Tô ở Việt Nam, có bao nhiêu người cắt bì theo Thánh Tổ Phụ của mình? Không kiếm ra tài liệu nên đành chịu thôi.

Sau đó Thánh Abraham cùng bầu đoàn nhị thê, nhất tử đi xuống phía Nam, vùng Gerar, địa phương của Vua Abimelech. Chiến thuật mang vợ là Sarah đổi lấy của cải trước đây đã thành công rực rỡ đối với Vua Ai Cập Pharaoh, nay Thánh Abraham lại mang ra dùng lại. Câu chuyện lập lại y hệt như trong trường hợp đến Ai Cập. Ông lại bảo Sarah nói dối là em, và kết quả là Sarah lại được Vua Abimelech vời vào cung. Để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì và tôi cũng biết. Các linh mục, mục sư cũng đều biết, biết nhưng chẳng ai dám nói trong nhà thờ. Vua Abimelech hơi khùng, vì khi đó nàng Sarah trẻ đẹp mới có trên 70 tuổi. Có thể trước khi tới vùng Gerar, Abraham đã đưa bà vợ Sarah đến "thăm xã giao" thẩm mỹ viện Bích Ngọc. Nhưng rồi Gót lại giáng họa xuống người vô tội là Vua Abimelech. Lần này Thánh Kinh nói rõ là Gót Cha làm cho hoàng hậu, cung nữ và cả người hầu trong cung không có con. (Sáng Thế Ký 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.) Rồi Abimelech lại gọi Abraham vào trách vì tội nói dối, và trao trả Sarah cho Abraham, tặng gia súc, gia nhân, và 1000 đồng tiền bằng bạc v..v.. cho Abraham và mời Abraham đi chỗ khác chơi. Chuyện lập đi lập lại một cách nhạt phèo nên tôi không bình luận về vụ này nữa.

Chuyện Thánh Abraham còn dài dài, với nhiều chi tiết hoang đường và phi đạo đức, nhưng tôi đã cảm thấy không còn hứng thú viết về những chuyện tầm bậy suốt từ trên xuống dưới nữa, nên sau đây tôi chỉ chép vài đoạn từ trong cuốn Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước do Hội Quốc Tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, để quý bạn đọc thưởng lãm, tuy bản dịch này là "tác phẩm" của những người vừa không biết tiếng Việt, vừa không biết tiếng Anh, vì nó vừa sai, vừa không đúng tiếng Việt, so với bản King James. Những đoạn trong dấu ngoặc đơn là tôi ghi thêm cho rõ nghĩa và để cho đúng với bản King James hơn.

(Rồi) Abraham cầu xin Gót (và Gót) chữa lành cho vua (Abimelech), hoàng hậu, và toàn thể phụ nữ trong (cung) hoàng tộc để họ có thể sinh sản. (Thế rồi họ có con), vì Chúa đã phạt Abimelech không cho hoàng hậu và các cung nữ có con, sau khi Abimelech bắt vợ của Abraham (bắt bao giờ, và có biết Sarah là vợ của Abraham không? Thánh Kinh chỉ viết rằng: vì Sarah, vợ của Abraham) (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.)

Gót chữa lành cho Vua, vậy Abimelech mắc bệnh gì? Gót làm cho giới phụ nữ trong cung của Abimelech không có con và bây giờ Gót chữa lành cho họ để họ có con, nhưng còn Abimelech mắc bệnh gì mà Gót phải chữa lành cho Abimelech? Giải đoán của một số học giả cho rằng Abimelech bị Sarah truyền cho bệnh lậu không phải là không có căn cứ. Gót toàn năng, có sẵn trong tay thuốc trụ sinh [antibiotic] nên chữa lành cho Abimelech và các cung nữ có khó khăn gì, có phải không.

Tiếp theo, Thánh Kinh viết đại khái như sau:

Trước đó Gót đã hứa cùng Sarah là sẽ làm cho nàng có con. Bây giờ, Chúa giữ lời hứa, và Sarah mang bầu, sinh cho Abraham một đứa con đặt tên là Isaac. Khi đó Abraham vừa đúng 100 tuổi và Sarah ít ra cũng phải ngoài 80. Một hôm, Sarah thấy con của cô sen Hagar, Ishmael, trêu chọc con mình, Isaac, bèn bảo ông chồng Abraham: "Ông phải tống cổ mẹ con nó đi. Tôi không cho thằng bé đó hưởng gia tài với con tôi đâu!". Lệnh Bà đã truyền, Abraham hơi buồn nhưng không thể không theo. Gót (có thể cũng sợ Sarah luôn) bèn khuyên giải Abraham: "Bất cứ Sarah nói gì với con, con hãy nghe theo, vì hậu tự của con sẽ do Isaac mà ra." (Whatever Sarah has said to you, listen to her voice, for in Isaac your seed shall be called.) Ở đây, chúng ta lại thấy Gót có thái độ thiên vị: chỉ quan tâm đến Isaac mà không đếm xỉa gì đến Ismael, con đầu lòng của Abraham. Do đó, sáng sớm hôm sau Abraham cấp cho hai mẹ con một ổ bánh mì, một bình nước và tống cổ hai mẹ con Hagar đi. Chúng ta nên biết, theo danh nghĩa thì Ismael là con trưởng của Abraham, hơn Isaac khoảng 14 tuổi. Nhưng chuyện con yêu con ghét, phế trưởng lập thứ, là chuyện thường xảy ra trong Thánh Kinh, lẽ dĩ nhiên, với sự đồng ý của Gót..

Thế rồi một hôm (có lẽ sau khi hít vài điếu “hasheesh”, một loại ma túy rất thông dụng khi đó ở vùng Ai Cập, làm bằng cây Cannabis Indica, có tác dụng làm con người sinh ra ảo tưởng) Abraham nghe tiếng Gót từ trên trời vọng xuống gọi: "Abraham". Ông bèn thưa: "Dạ có con đây". Gót phán: "Hãy bắt Isaac, đứa con một mà con yêu quí (Take now your son, your only son Isaac, whom you love...: Gót bị bệnh mất trí nặng (Alzheimer) nên không còn nhớ là Abraham còn có đứa con trai khác với cô sen Hagar tên là Ishmael) , đem đến vùng Moriah và dâng nó làm vật tế Thần trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ định cho con." Abraham vâng lời và dẫn con đi đến địa điểm Chúa chỉ định.

"Abraham lấy bó củi để dâng tế lễ thiên chất lên vai Isaac, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. Isaac nói: "Cha ơi!" Abraham đáp: "Có cha đây, con" Isaac hỏi: "Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu mà dâng tế lễ thiên?" Abraham đáp: "Con ơi, Thượng đế sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiên." (Nói láo để đánh lừa con)

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" AbrahamĐến chỗ Thượng đế đã chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói Isaac, con mình, và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Nhưng Thiên sứ từ trên trời gọi xuống: "Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả. Vì bây giờ, Ta biết ngươi kính sợ Thượng đế và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi" (lại con một, thế Ismael vứt đi đâu, Thiên Chúa và Thiên sứ cùng bị bệnh Alzheimer nặng).

Trích dẫn xong đoạn này, tôi muốn hỏi các tín đồ Ca Tô Việt Nam một câu: Tôi biết bạn tuyệt đối tin và rất sợ Gót, nhưng giả thử bạn có đứa con trai duy nhất và bạn nghe tiếng Gót gọi từ trên trời xuống, bảo bạn phải đem giết đứa con mà bạn yêu quí, làm vật tế Gót để chứng tỏ lòng tin và kính sợ Gót của bạn thì bạn có tuân lời Gót hay không? Bạn hãy thành thực trả lời. Bạn cho đó là lời của Satan hay là lời của Gót? Đọc xong chuyện về Thánh Abraham viết trong Thánh Kinh bạn có những nhận xét như thế nào về Gót, Abraham và Sarah? Tôi xin nhắc lại, theo niềm tin của các bạn thì Gót là bậc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, toàn trí, toàn năng, toàn thiện, toàn nhân, và Thánh Abraham là Thánh Tổ Phụ của đạo mà bạn đang theo. Ngoài lòng sợ Gót một cách tuyệt đối và mù quáng, Abraham có những tư cách gì để chứng tỏ ông là một vị Thánh? mà lại là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa. Phải chăng các đạo Chúa chỉ cần những tín đồ thuộc loại sợ Chúa như trên mà không đếm xỉa gì tới đạo đức cá nhân?

Đọc những chuyện liên quan đến Thánh Abraham như viết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy đủ cả mọi mặt của ông Thánh Tổ Phụ này: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ nhỏ và con đi), nói dối (với con là Isaac), mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Gót). Và đây chỉ là một trong nhiều chuyện tương tự khác trong Thánh Kinh.

Đó là chuyện ông Bố, Abraham.

Sang đến chuyện ông con, Isaac, chúng ta ta lại thấy một chuyện tương tự. Nhưng chuyện ông con không phức tạp như chuyện ông bố. Thánh Kinh kể rằng, sau khi mẹ Sarah chết năm 127 tuổi, Isaac năm đó đã 40 tuổi, lấy một cô vợ trẻ tên là Rebekah. Rebekah là con của Bethuel, bà nội là Milcah, vợ của Nahor. Nahor là em của Abraham. Vậy về vai vế thì Rebekah phải gọi Isaac là “bác ruột”. Ông bố lấy em làm vợ thì ông con lấy cháu làm vợ cũng phải thôi, theo đạo đức trong Thánh Kinh. Thánh kinh kể rằng Isaac mang Rebekah vào căn lều của người mẹ mới chết, “go in to” Rebekah và Rebekah trở thành vợ của Isaac và Isaac rất yêu vợ mình. Do đó Isaac được an ủi sau cái chết của mẹ mình. [Genesis 24: The Isaac brought her into his mother Sarah’s tent; and he took Rebekah and she became his wife, and he loved her. So Isaac was comforted after his mother’s death]

Isaac yêu vợ mình, Rebekah, như thế nào? Cũng giống như ông bố yêu Sarah. Thánh Kinh kể rằng, Sáng Thế Ký 26: Nạn đói xảy ra nơi Isaac đang cư ngụ, giống như nạn đói trong thời của Abraham. Và Isaac đi đến Gerar, một thành phố của Abimelech, Vua của dân Philistine. Rồi Gót hiện ra và bảo Isaac: “Ngươi đừng có đi xuống Ai Cập, hãy ở lại nơi mà Ta bảo ngươi ở lại. Hãy ở lại đây, Ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước lành cho ngươi; vì Ta sẽ cho ngươi và các hậu duệ của ngươi miền đất này, và ta sẽ thực hiện lời hứa mà ta đã thề trước Abraham, cha của ngươi. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi sinh sôi nẩy nở nhiều như sao trên trời [Hiển nhiên là Gót không hề biết là sao trên trời nhiều bao nhiêu] Ta sẽ cho dòng dõi con tất cả những miền đất này, và trong dòng dõi của ngươi tất cả các quốc gia trên trái đất đều sẽ được phước lành; vì Abraham đã tuân theo lời Ta và giữ những điều răn và luật lệ của Ta. Do đó Isaac ở lại Gerar.

Và những người ở nơi đó hỏi Isaac về vợ của hắn ta. Được bố dạy kỹ, nên Isaac, theo đúng sách lược của bố khi xưa nói về vợ là Sarah, nói với họ: “Cô ta là em tôi”; vì Isaac sợ rằng nếu nói Rebekah là vợ thì dân ở đó có thể giết mình để cướp Rebekah vì Rebekah rất đẹp [Sáng Thế Ký 26: 7: And the men of the place asked him about his wife. And he said, “She is my sister”; for he was afraid to say, “She is my wife,” because he thought, “lest the men of the place should kill me for Rebekah, because she is beautiful to behold”.] Một thời gian sau, Abimelech, vua của dân Philistine, nhìn qua cửa sổ, thấy Isaac âu yếm Rebekah [Thánh kinh tiếng Việt dịch showing endearment là “hôn”] Abimelech bèn cho gọi Isaac đến và nói: “Thật là rõ ràng đó là vợ ngươi, vậy tại sao ngươi có thể nói rằng, “Đó là em tôi””. Isaac trả lời: “Vì tôi sợ rằng người ta sẽ giết tôi để cướp nàng”. Và Abimelech nói: “Sao ngươi lại làm thế đối với chúng tôi. Một người nào đó có thể ngủ với vợ ngươi, và ngươi sẽ trách tội cho chúng tôi”.

Đó là lòng yêu vợ của Isaac. Đúng là cha nào con nấy, sách lược nói dối vì sợ chết và sẵn sàng hi sinh vợ cho người khác của ông cha đã truyền lại cho ông con. Nhưng chuyện về Isaac và Rebekah không chỉ có vậy. Tiếp theo chúng ta sẽ thấy đạo đức của những nhân vật nổi tiếng trong Thánh Kinh là như thế nào.

Rebekah sinh được hai người con trai, Esau và Jacob. Esau là anh, Jacob là em. Tình anh em giữa Esau và Jacob thương nhau như thế nào, chúng ta hãy đọc Thánh Kinh, cuốn sách hay nhất và đạo đức nhất của Ki Tô Giáo, Sáng Thế Ký 25: 27-34: Esau là thợ săn giỏi, Isaac yêu Esau hơn vì thường ăn những món thịt rừng của Esau. Nhưng Rebekah thì yêu Jacob hơn. Một hôm, Jacob đang nấu món thịt hầm và Esau đi săn trở về mệt lả người. Esau nói với Jacob: “em cho anh ăn món thịt hầm của em đi, vì anh đang mệt đói lả người.” Nhưng Jacob nói: “Hãy bán cho em quyền trưởng nam của anh ngay ngày hôm nay.” Esau nói: “Ta đã sắp chết rồi, quyền trưởng nam có ích gì cho ta?” Rồi Jacob nói: “Anh hãy thề đi”. Và Esau thề đã bán quyền trưởng nam cho Jacob.

Thời gian qua, Isaac già yếu và mắt lòa không nhìn thấy gì nữa. Isaac gọi Esau, đứa con trưởng, đến và bảo: “Cha đã già, chẳng còn sống được bao lâu. Con hãy đi săn thú về làm một món ăn ngon cho cha rồi Cha sẽ chúc phúc cho con trước khi cha chết.” Rebekah nghe lỏm thấy Isaac nói với Esau như vậy. Esau nghe lời cha đi săn thú.

Rebekah bèn bảo Jacob: “Mẹ nghe cha nói với anh Esau rằng: "Con hãy đem thịt rừng về cho cha và làm cho cha một món ăn ngon, để cha ăn và chúc phúc cho con trước mặt Gót, trước khi cha chết." Con hãy nghe lời mẹ bảo, đi bắt cho mẹ hai con dê đực non, mẹ sẽ làm một món ăn ngon mà cha con thích nhất. Con sẽ đem đến cho cha con và cha con sẽ ăn, rồi người sẽ chúc phúc cho con trước khi chết."

Jacob nói với mẹ: "Mẹ coi, anh Esau con thì lông lá, còn con thì nhẵn nhụi. Biết đâu cha con sẽ rờ con; con sẽ bị cha coi như một tên lừa gạt, và sẽ phải chuốc lấy lời nguyền rủa, thay vì được chúc phúc." Rebekah bảo: "Con ơi, nếu con bị nguyền rủa, mẹ sẽ gánh cho; cứ nghe lời mẹ và đi bắt dê cho mẹ." Cậu đi bắt, đem lại cho mẹ, và bà ta đã làm thành món ăn ngon mà Isaac thích. Rebekah lấy áo của Esau, con trai lớn, áo sang nhất mà bà có ở nhà, và mặc cho Jacob, con trai nhỏ. Bà lấy da dê non mà bọc lấy tay và phần cổ tay nhẵn nhụi của Jacob. Rồi bà đưa món ăn ngon và bánh đã làm cho Jacob.

Jacob vào với Cha và nói “Thưa Cha”. Isaac hỏi: “Con là đứa nào?”. Jacob nói dối: “Con là Esau, con trưởng của cha; con đã làm như cha bảo. Mời cha ngồi dậy xơi món thịt rừng của con, để cha đích thân chúc phúc cho con. Isaac hỏi: “Sao con tìm được mau thế? ". Jacob thưa: “Gót của cha đã giúp cho con được may mắn”. Isaac bảo Jacob: “Con hãy lại gần đây để ta rờ con xem con có phải đúng là Esau hay không.” Jacob lại gần, Isaac rờ Jacob và nói: “Tiếng nói là của thằng Jacob, nhưng tay là của thằng Esau” Nhưng Isaac không nhận ra sự lừa dối vì tay của Jacob cũng lông lá như là tay của Esau [vì đã được mẹ bọc da dê non]; và Isaac chúc phúc cho Jacob. Rồi Isaac lại hỏi: “Con có thật là Esau không?”. Jacob trả lời: “Con chính là Esau”. Isaac bảo: “Hãy mang món thịt rừng lại cho cha ăn, rồi linh hồn ta sẽ chúc phúc cho con” Jacob mang món thịt rừng lại cho Isaac ăn, Jacob cũng mang rượu lại cho Isaac uống. Sau đó Isaac nói: “Con hãy lại gần đây hôn cha”. Và Jacob lại gần và hôn cha. Isaac ngửi thấy mùi áo của Esau mà Jacob đang mang trên người bèn chúc phúc cho Jacob như sau:.


"Đúng vậy, mùi thơm con tôi, như mùi thơm cánh đồng Thiên Chúa đã chúc phúc.
Xin Thiên Chúa ban cho con, sương trời với đất đai màu mỡ, và lúa mì rượu mới dồi dào.
Hãy để cho mọi người phục vụ con, và các nước phải cúi đầu trước con.
Con hãy làm chủ các anh em con, và các con của mẹ con phải cúi đầu trước con.
Người nào nguyền rủa con sẽ bị nguyền rủa, người nào chúc phúc cho con sẽ được chúc phúc."


Chúng ta thấy, đối với những người viết Cựu Ước, việc “chúc phúc” trên rất quan trọng, vì đó là nhận được ân huệ đặc biệt của Gót. Nhưng thực tế thì chỉ có người Do Thái phục vụ người Do Thái, và chẳng có nước nào phải cúi đầu trước Jacob hay bất cứ người Do Thái nào, từ ông tổ các đạo Chúa là Abraham cho đến Giê-su, và cho đến Thủ Tướng Do Thái ngày nay. Trái lại, Iran còn dọa sẽ xóa Do Thái trên bản đồ thế giới. Hơn nữa, suốt 2000 năm, người Do Thái bị bạo hành khắp nơi, do sự vu cáo của Ca-tô giáo cái tội “giết Chúa”, nếu Chúa có thể giết được. Những điều này cho thấy, ân sủng của Thiên Chúa chẳng qua chỉ là sự hoang tưởng của những người Do Thái khi xưa, và không có giá trị nào đối với bất cứ ai, kể cả người Do Thái. Người Việt Nam mà mơ tưởng ân huệ hay ân sủng của Gót chẳng qua chỉ là sự mơ tưởng hão huyền, vì tất cả những hứa hẹn của Gót đối với ngay người Do Thái cũng chỉ là hứa hão, huống chi đối với người Việt Nam mà chắc chắn là Gót chẳng biết là dân tộc nào. Vấn đề giản dị như vậy mà chẳng ai nghĩ ra.


Thánh Kinh kể tiếp, ngay sau khi Jacob được cha chúc phúc và rời khỏi thì Esau đi săn trở về, làm món thịt rừng mà cha thích, mang đến cho Isaac và nói: “Cha hãy ăn món thịt rừng con làm để rồi linh hồn cha sẽ chúc phúc cho con” Isaac hỏi: “Con là đứa nào đấy?” Esau trả lời “Con là con trưởng của cha, Esau”. Isaac run bắn người và hỏi: “Ai! Đâu rồi đứa mới mang món thịt rừng cho cha ăn, cha đã ăn hết trước khi con tới và đã chúc phúc cho nó rồi – và thật là nó sẽ được chúc phúc [bởi Gót] (and indeed he shall be blessed). Khi Esau nghe cha nói vậy liền kêu lên một tiếng lớn và cay đắng nói với Isaac: “Cha hãy chúc phúc cho cả con nữa” Isaac nói: "Em con đã dùng mưu gian mà đến, và đoạt mất lời chúc phúc của cha cho con rồi."

Và Esau nói: “Có phải nó đích danh là thằng Jacob. Nó đã lừa con hai lần: nó đã đoạt quyền trưởng nam của con và bây giờ nó lại đoạt luôn lời chúc phúc của cha”. “cha không để cho con lời chúc phúc nào hay sao?” Isaac bèn nói: “Đúng vậy, ta đã làm cho nó là chủ của con, và tất cả anh em nó phải làm tôi tớ cho nó; ta đã ban cho nó hạt ngũ cố và rượu. Ta còn có thể làm được gì cho con?” Esau khóc và nài nỉ: “Xin cha cứ chúc phúc cho con nữa”. Nhưng tất nhiên Isaac từ chối vì ân huệ của Gót Isaac đã cho Jacob rồi. Sau đó Esau bất mãn và nghĩ thầm: “Cha ta đã sắp chết rồi, rồi ta sẽ giết em ta, Jacob”. Nhưng sau hai anh em trở thành hòa hoãn với nhau, không như Cain giết tốt thằng em Abel.


Chuyện trong Thánh Kinh phần nhiều là lẩm cẩm và vô đạo đức như vậy. Chúng ta thấy truyền thống “chúc phúc” trong Thánh Kinh như sau: Gót ban phúc lành cho Abraham và hứa hão với Abraham :


Ta sẽ làm cho con trở thánh tổ phụ của một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phúc cho ngươi, làm rạng danh ngươi, và ngươi sẽ là cái phúc của mọi người. Ta sẽ ban phúc cho kẻ nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi"


Rồi đến đời Isaac Gót cũng lại hứa hão như trên, truyền đến đời Jacob, vì được Isaac chúc phúc nên Jacob, sau một cuộc đánh vật với Gót, cũng lại được Gót hứa hão như trên, vì từ Abraham cho đến Jacob, cho đến tất cả các hậu duệ của Abraham, lời hứa của Gót chẳng bao giờ thành tựu, vì chẳng qua đó chỉ là lời hứa hão nằm trong những chuyện hoang đường ở trong Thánh Kinh, viết bởi một số người Do Thái trong thời bán khai..


Trước những chuyện “không thể đọc được” trong Cựu Ước (và trong cả Tân ước), dân Ca-Tô mít ngày nay đưa ra luận điệu chống đỡ: “Ca-tô Giáo ngày nay không dùng Cựu Ước, chỉ dùng Tân Ước mà thôi.” Nói láo, không có Cựu Ước thì làm gì có Tân ước? Không có Cựu ước thì Jesus sinh ra đời để làm gì? Để “have fun” (vui vẻ) với Mary Magdalene chứ không phải để chuộc cái tội của Adam và Eve, gọi láo là tội tổ tông, trong Cựu ước hay sao??


Nếu tập đoàn Ca Tô có cơ hội lên nắm quyền ở Việt Nam và thực thi đạo đức trong Thánh Kinh theo gương ông tổ Abraham, Isaac, Jacob và truyền xuống Vua David thì con người Việt Nam sẽ biến thành những kẻ hèn nhát, tham sống, sợ chết, bán vợ, đợ con v…v…; và đạo lý ở Việt Nam sẽ là nền đạo lý loạn luân, hèn nhát, ham của cải, gian dối, tàn nhẫn v..v.. với đầu óc mù mịt chỉ biết hết mực sợ một ông Gót do chính con người tạo ra để hù dọa những người yếu bóng vía và không có mấy hiểu biết.



--------------------------------------------------------------------------------

[1] Abraham's scheme of keeping Pharaoh busy in bed with Sarah while his cattle grazed off all of Pharaoh's pasture paid off bountifully. Anything to make a shekel, as Moses' Bible indicates. Even pimping.

[2] Eaton Ibid., p. 11: "In plain, modern-day language stripped from superstitious nonsense, Pharaoh caught a venereal disease, probably gonorrhea, from Sarah, and transmitted this venereal disease to his wife and all his mistress".



--------------------------------------------------------------------------------
Các bài tôn giáo cùng tác giả


Trang Trần Chung Ngọc

http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN84.php
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tôi đọc "Sáng Thế Ký" 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:20 am

NHÂN CHUYỆN KHÁM PHÁ

CÓ JEHOVAH TRONG CA DAO VIỆT


Thiên Lôi

http://giaodiemonline.com/2007/08/nhanchuyen.htm


10 tháng 10, 2007





N gọc Hoàng Thượng Đế uy nghi ngồi trên ngai kim cương sáng chói (ngai vàng xưa rồi, không ai xài nữa!), hào quang quay tít cứ như đèn disco, cất cao giọng phán:

-“Bây đâu, cho gọi Thiên Lôi đến đây để trẩm giao việc.”

Đại quan hầu giá (là một ông công công) dạ rân định lui bước phi thân. Nhưng ở thiên đình mấy chục toà thất bảo bát ngát như mê cung, cũng cở dinh cơ của mấy ông hoàng Ả-rập xứ dầu hỏa, giọng của Thượng Đế dội “echo” còn hơn hệ thống âm thanh cả ngàn watt làm cho Thiên Lôi muốn ngủ thêm cũng không yên bèn vùng dậy xách búa “tài xồi” bằng titanium đằng vân, thoáng chốc phủ phục dưới bệ rồng chờ lệnh.

-“Muôn tâu bệ hạ, có thần.”

-“Thiên Lôi đó hả? Thực đẹp lòng ta. Bấy lâu nay ở mấy mãnh đất xứ Cờ Hoa dưới trần, nơi có mấy đám chăn chiên chăn cừu An-nam lưu vong gì đó chuyên làm điều xằng bậy, có khi còn xúc phạm đến cả uy danh của ta nữa. Dường như có đứa bảo ta là thần Jehovah hay Allah gì đó. Cha chả tức ơi là tức, nhưng ta lấy lượng hải hà ân đức mà tha cho. Thấy thế chúng càng ngày càng “coi trời bằng vung”, chẳng xem ta ra cái thống chế gì nữa, nên ta lệnh cho ngươi hãy xuống trần tùy cơ ứng biến; đối với kẻ dại khờ thì nên lấy điều hơn lẽ thiệt mà giảng giãi cho chúng hiểu, còn bọn cứng đầu cố chấp thì nện cho chúng vài búa gọi là cảnh cáo. Ngươi có thể vào kho chọn bất kỳ thứ búa ... điện tử kỷ thuật cao tân kỳ nhất ngươi thích mà thi hành thiên pháp.”

-“Dạ, xin tuân thượng lệnh. Hạ thần lâu nay quen dùng lưỡi tầm xét này, nay còn có cái keyboard nữa thấy đủ rồi nên thần xin bái tạ mà giáng trần đây! Ngọc Hoàng Thượng Đế muôn năm, muôn muôn năm!”

Bỗng có tiếng reng reng cắt ngang. Tên nào dám cả gan quá vậy?

Hóa ra đồng hồ báo thức gọi dậy để chuẩn bị đi cày làm tan một giấc mơ rạng rỡ ở thiên đình. Đầu óc còn ngái ngủ cứ tưởng mình là thần Thiên Lôi do trời sai xuống trần để “thế thiên hành đạo”.

Tối lại sau buổi cày bừa, tui cố nhớ lại cảnh sắc trong giấc mộng đêm qua để viết một bài ráp-bo về thiên đình nhưng hình như quanh đi quẩn lại cũng chỉ thấy toàn là những thứ mình đã xem trong phim bộ “cổ trang lịch sử” của mấy chú ba tàu, hay là mấy tuồng hát bộ thuở nhỏ. Ủa, thiệt ngộ, bấy lâu nay mọi chuyện thần tiên trên thiên đường của Thượng đế đều do con người phịa ra cả à; bởi sức tưởng tượng của con người dù cao lắm cũng chỉ đến mức phỏng theo ông vua bà chúa với cung vàng điện ngọc ở cõi trần mà thôi.

Cũng dễ hiểu. Chưa có anh nào thấy được Thượng đế ở thiên đường, nếu có chắc cũng chẳng còn đường về mà kể lể sự tình, có nghĩa là đã đi tàu suốt đến vùng 5 chiến thuật mà “diện nhan thánh Chúa”; vì thế đua nhau tha hồ tán phét để gạt người, biết chẳng có ai lấy gì ra mà kiểm chứng?

Nhưng gần đây lại thấy có mấy “bố chăn chiên” Kitô An nam dị nhân (sở dĩ gọi gọn lại ‘bố chăn chiên’ vì gồm có cả ‘cha’ và ‘mục sư’ cho hợp ý ‘ưa làm cha thiên hạ’ của mấy me-xừ này; và mấy bố cũng thường xưng mình là ‘chủ chăn’ – không biết chăn gì và tại sao phải chăn?) chán cái màng lật Kinh Ước ra (vì nó gồm Cựu và Tân Ước nên từ nay gọi thế cho tiện), để tán hưu tán vượn theo kiểu sách Matthew, Malachi, Proverbs, Luke, Psalm, John, James vv… đã nói thế này, nói thế kia, mà lại dở … ca dao, chuyện Kiều ra giảng, hoặc bàn đến “đạo hiếu” của dân Việt, hay “tam giáo đồng nguyên” quyết ép cho nó vào con đường .. dẫn đến Roma. Ca dao là một từ Hán-Việt, theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có chương khúc, giai điệu lan truyền trong dân gian.

Không biết ai là người khởi xướng cái vụ “cách mạng tháng tám” này; nhưng có lẽ khởi đầu bởi một quái phẩm của ông cựu giáo sư Ca-tô gốc Phát Diệm Lê Hữu Mục với tập ‘Truyện Kiều và Tuổi Trẻ’ xuất hiện khoảng 1998 với luận điệu ép cụ Nguyễn Du phải “rữa tội theo đạo Ca-tô” cho bằng được; tiếp theo có bố chăn chiên tên Trương đức Kỷ aka Cao phương Kỷ, có bằng tiến sĩ, không biết lọai gì, (nếu mà tiến sĩ thần học thì ăn đong) thuộc Dòng Đồng Công ở Carthage, bang Missouri, gốc Bùi Chu đã viết một cuốn sách có tựa là “Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo” bàn về chữ trời trong đời sống dân gian Việt lẫn chữ trời trong truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du. Các ông này cho rằng “trời” ở Việt nam vốn là “đức chúa trời” một trăm lẽ một phần trăm không khác. Xong liền phán một câu xanh rờn: “Không ngờ dân Việt đã biết đến Chúa trời từ tám mươi đời vương chứ không phải đợi đến khi được các cố đạo bạch quỉ mang vào giảng với súng cà nông ở thê kỷ 17”.

Sau khi phán xong bèn lấy làm một sự vui mừng đến “phê” người tưởng Chúa nhập hay giống như Archimedes vừa khám phá ra điều mới lạ về sức đẩy của nước từ trong bồn tắm, cũng muốn “cuổng trời” trước mặt con chiên mà reo lên “Eureka! Eureka!” Đúng là nổ hơn pháo. Nếu cụ Nguyễn Du biết có ngày kiệt tác của mình bị dẫn giải như thế này thì chắc là cụ đã “đứt ruột” mà vứt mẹ nó cuốn “Đọan Trường Tân Thanh” vào bếp. Ấy thế mà toàn là giáo sư đại học lô can cả đấy, các bác ạ.

Liền có ông Trần Phong Vũ nào đó đút ống đu đủ... thổi một bài và được trịnh trọng đăng ở tờ báo ca-tô Người Việt ở xứ Bôn-Xa khoảng năm 2000. Theo sau, có bố chăn chiên Trần cao Tường xướng tiếp “Đạo kính tổ tiên, điểm gặp gỡ chung cho các tín ngưỡng Việt”, bố Trần công Nghị, gốc Phát Diệm và các me-xừ Mục-sư ăn theo như Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn văn Huệ vv... liền đồng vọng.

Rồi gần đây có vụ “trăm hoa đua nở” trên internet với nhiều trang như “hợp tình hợp lý”, “hội thánh Baptist: nước sống việt nam”của Tin Lành; “linhdao homepage”, “vietcatholic.net” của Ca-tô Roma; và có cả trang chẳng mang tên tôn giáo chút nào như “amazing love” hay “youareloved” nhưng viết bằng tiếng Việt vv.. và vv.. cũng cùng hợp ca…dao về ông trời trong dân gian Việt là “đấng Kitô.”

Quái lạ hơn, trong trang điện tử “Linh Đạo Công Giáo” có ông Chu Công viết tiếng Anh, rồi ông Chu Kim Nam dịch ra tiếng Việt (chắc là anh em ruột!) gốc Kẻ-sặt cũng dẫn giải ca dao Việt và ca tụng minh triết Á châu và bày ra lối luyện thân, luyện thở và luyện trí theo lối thiền công án. Cũng có vài trang Catô chơi luôn chuyện thiền cho có vẻ sâu sắc bí hiểm như mạng lưới Dũng Lạc mở mục Trang Ảnh Nghệ Thuật Và Chiêm/Niệm/Thiền: về ‘Đời Sông Nước’ và về ‘Duyên’. Ái chà, xem chừng có ngày các bố chăn chiên lại bày trò “diện bích” nữa thì phiền đa. Không khéo các thiền sinh lại gỏ nhầm cửa thì chỉ có “tẩu hỏa nhập ma” là cái chắc. Sách Luca 11:9-13 đã không ghi như vầy sao? "Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho...vào, và khỏi có ra.”

Ủa, chẳng biết mấy bố chăn chiên Catô và Tin lành này tự lúc nào đã “hiệp thông” làm vậy? Thực là mừng cho mối đạo được nối. Tui cứ tưởng Ca-tô kết án Tin lành là đám hủi phản thệ không thèm chơi từ lâu kia mà. Thế thì xứ Ái nhĩ lan nên lấy các bố chăn chiên Việt nam làm gương mà sớm hàn gắn, chứ cứ xin tí huyết của nhau mãi từ đời này qua đới nọ ... Chúa ba ngôi cũng đau lòng lắm. Amen!!

Mấy chuyện này cần phải đào sâu xới rộng mới hiểu nổi. Xem ra Vatican đã có cả một sách lược đổi màu như kỳ nhông để ăn được nhiều bọ.

Đã có nhiều thức giả thấy mùi “đạo” văn chương kiểu này bốc mùi ô nhiễm quá nên đã liên tiếp quét dọn cho mấy mẽ. Nhưng hình như “người tín đồ trở thành ‘loại máy’ dự lễ, một ‘loại máy’ đọc kinh, hát lễ, và riêng cá nhân các linh mục cũng chỉ là những ‘cái máy’ làm lễ”; như LM. Cao Vĩnh Phan đã viết trong cuốn sách “Năm 2000 Đọc và Học Kinh Thánh qua các bản dịch tiếng Việt”. Có nghĩa là cái đạo này đã làm cho tông đồ lẫn chủ chăn biến thành một đàm “cừu máy robots” ráo cả; vì thế những điều hay lẽ phải các vị thức giả kia dạy bảo cho đều như “nước đổ đầu .. chiên”. Có một bài đặc sắc, đóng góp nhiều giá trị nghiên cứu của cố thẩm phán Charlie Nguyễn (1937-2005) vốn là tín hữu Catô gộc, là “Con Đường Cụt Của Vatican Trên Lộ Trình Xâm Lăng Văn Hóa Á Châu” hiện đang được đăng tãi trên một số trang điện tử uy tín.

Có lẽ đối tượng mà quí vị ấy nhắm đến là đại đa số quần chúng Việt trong và ngoài nước còn có lý trí sáng suốt để biết phân biệt chân giả; chứ đám dân chúa “ngấm thuốc mê mang” thì chỉ là “đàn gẩy tai ... chiên”; hoài công vô ích mà thôi. Bởi làm cái chuyện tẩy uế này mất khá nhiều thì giờ, thì giờ là vàng bạc mà lị, nhất là ở hãi ngoại, nhưng bởi tiếng gọi của sự trung chính lương tâm thúc dục đành phải làm thôi.

Sợ mất thì giờ của bà con, tui cũng không muốn dẫn chứng hay liệt kê dài loằn ngoằn những lối giảng đạo qua ca dao một cách lố bịch và gượng ép của các bố chăn chiên, mà chỉ đơn cữ những luận điệu chính “nổi cộm” như sau.

1) Bàn về chữ “trời” trong ca dao Việt: Sau khi dẫn chứng vài câu ca dao có chữ “trời”, đại khái như “Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm” các bố mừng nhặng lên viết "Ông Trời ấy, Đấng Cao Cả ấy không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mơ hồ, huyền hoặc, trừu tượng, nhưng tương tự như một con người có thề cảm thông được những nỗi vui mừng sầu khổ trong đời sống..." và bảo rằng dân ta đã biết “ông trời” là đức Chúa trời hay thần Jehovah hay Giê-xu trong Kinh Ước từ lâu. Từ đó kết luận rằng người Việt có “đạo trời”.

Thối không thể chịu nổi. Kẻ đã viết một câu như "Ông Trời ấy, Đấng Cao Cả ấy không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mơ hồ, huyền hoặc, trừu tượng etc…” thì rõ là đầu óc có vấn đề. Ai cũng biết chữ “trời” chỉ là tên gọi ban sơ cho một khoảng không xanh cao trên đầu mà người nguyên thủy ở mọi nơi dùng để phân biệt với đất, nước, gió, lữa… Cũng thế, trời trong tâm thức của dân Việt vô tính và tự nhiên như thời tiết. Nào có khác gì với ngôn ngữ Anh Mỹ với “it rains, it shines, it snows” vv... Ngay cả người tây phương còn không nói là “Jehovah rains, Jehovah shines hay Jehovah snows” cho đúng văn phạm Vatican nữa, hà cớ gì các bố chăn chiên này lại bày trò lôi thôi bói giòi ra bọ? Giả thử các bố vào nhà thờ Mỹ mà giảng bố láo kiểu này thì họ sẽ cho xe chở vào nhà thương điên ngay kẻo để lang thang ngoài xã hội thì thậm chí nguy.

Vả lại, nước ta vốn là một nước nông nghiệp; truyền thống dân gian Việt nam luôn phải quan tâm ước đoán về chuyện mưa nắng giông bảo qua bốn mùa theo tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ mà trồng trọt cho đúng vụ đúng kỳ để mà có thóc gạo lương thực hầu sinh tồn.

Hình như anh cố đạo Đắc-Lộ (de Rhodes) mò đến An-nam vào khoảng đầu thế kỷ 17, là người đầu tiên bày ra cái trò đánh lận con đen này khi thấy dân ta hay nói đến trời trên đồng ruộng bèn thay chữ “Chúa Dêu” (âm từ tiếng La-tinh “DEUS”) bằng danh từ “Đức Chúa Trời” trong các bài kinh nguyện chữ Việt. May kịp thời, chứ không thì bây giờ dân gian lại có một câu ca dao thành “Chúa Dễu…dở” mất rồi! Trong khi ấy dân ta đã gọi “trời” từ cái thuở cuốn Cựu ước còn chưa ra đời, và anh cố dạo kia chưa lò dò đến đất ta.

Ở một phương diện khác trời là cái thiện tâm công bằng trong lòng mỗi người vốn rộng rãi thênh thang để con người sống hòa hợp với nhau và với thiên nhiên. Nhà chí sĩ và nho sĩ trong phong trào Văn Thân, Trần Cao Vân đã lột tả quan niệm này rất đặc sắc qua bài thơ sau đây:


Trời đất sinh ta có ý không?

Chưa sinh trời đất, có Ta trong

Ta cùng Trời Đất, ba Ngôi sánh

Trời đất sinh ta một chữ Đồng


Đất nứt ta ra, Trời chuyển động

Ta thay trời mở đất mênh mông

Trời che đất chở, ta thong thả

Trời, Đất, ta đây đủ hóa công.


Trong những lời ca dao mộc mạc, dân Việt luôn gần gũi tâm sự với trời như người bạn chân chất, hồn nhiên và hiền hòa chẳng hề mang một ý tôn giáo nào cả. Thảng hoặc họ bắt chước trẻ con gọi “ông trời” cũng tương tự như gọi “ông trăng” “ông sao” để vui đùa vô tư, tuyệt nhiên không hề hàm ý là Đấng Chúa Trời hoặc Đấng Toàn Năng bố khỉ nào theo quan điểm của Kitô giáo của các bố cho nhọc công. Họ biết trời rất chí công vô tư, không thù vặt và cuồng dâm (sadistic) như ông Jehovah, mà ông này …ở đâu nhỉ? Đó chỉ là một ý niệm mơ hồ trong đầu của các bố viết mấy cuốn sách trong bộ Kinh Ước mà thôi.

Dân ta cũng đếch cần biết ông thần này là ai, vì thế họ nào có sợ hải trời hay lập đền thờ “ông trời” khắp nơi như dân tây phương thờ thần Jehovah. Các bố chăn chiên cứ đi hỏi xem ở Việt nam có “đạo trời” với đền thờ nguy nga nào không? Giáo chủ là ai? Giáo hội nằm ở chỗ nào? Có ai bắt dân quê đến nhà thờ mỗi tuần mấy lần để đọc kinh không? Hay là các bố nhầm với dân Hy-lạp hay thờ thần mặt trời Apollo? Nhớ là hỏi cho kỷ và hiểu cho rõ để mà từ nay đừng nói càng nói bừa nữa. Hay là các bố chỉ bịp với đám con chiên mà thôi. Khổ nổi các bố không chịu “đóng cửa …nhà thờ dạy nhau” cho nên tui mới phải lạm bàn.

Trong quan điểm thần học về thượng đế Ki-tô giáo của người tây phương, Chúa Trời là tuyệt đối, chẳng thằng tây đen hay tây trắng nào dám phê bình chê trách bao giờ. Xem TV Âu Mỹ mà phát ngán; dân xã hội đen chuyên đâm thuê chém mướn, lúc nào cũng đeo trước ngực cái thập ác to đùng nhưng chúng vẫn giết người như nghoé không chùn tay. Thế thì chúng đeo như một món trang sức hay bùa hộ mạng, chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Riêng đối với người dân Việt thì lắm khi cáu quá cũng coi “ông trời” như “nơ-pa”. Đã thế còn trách cứ ông trời khi xảy ra thời tiết cay nghịệt hay có chuyện bất công, thay vì gọi “ông trời” bằng “hóa công” lại còn hạ xuống là “hóa nhi” hay “con tạo” hoặc “trẻ tạo”.

Thế các bố không nghe câu “coi trời bằng vung” ư? Có nghĩa là coi trời chỉ bé bằng cái nắp đậy trên nồi nấu thức ăn. Chỗ này thì có hơi giống chuyện ông Jehovah trong sách ‘sáng thế ký’ của ông Môi-xê (Moses) ở Kinh Ước; các bố chăn chiên có thể …cầm nhầm được. Này nhé tui trích một đoạn:

6. Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vung ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước."

7. Thiên Chúa làm ra cái vung đó và phân rẽ nước phía dưới vung với nước phía trên. Liền có như vậy.

8. Thiên Chúa gọi vung đó là "Trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.


Nếu theo sự cưỡng từ đoạt ý ngang như cua của các bố thì có một chỗ tui không hiểu trong chương này là tại sao Thiên Chúa gọi vung đó là "Trời". Diễn nôm là “Chúa trời gọi vung đó là Trời”. Thế là cái quái gì? Ai tạo ra ai? hay là “ông chúa trời” tạo ra ”ông trời”? Sao lại rắc rối quá vậy? Các bố không chịu bỏ thì giờ nghiên cứu thêm Kinh Ước hay hỏi Vatican giải thích hộ nhỉ? lại đi làm ba cái chuyện bao đồng ruồi bu. Hình như nền thần học Kitô của các bố là một mớ tạp pín lù “đầu ngô mình sở” không có một cơ bản luận lý xuyên suốt vững chắc, chỉ vì công đồng Nicea đã vội vả góp nhặt từ nhiều sách ‘cổ tích nhi đồng’ kịp cho ra lò tập Kinh Ước để phục vụ ý đồ đế quốc của Constantin. Các bố có thấy lời dạy của các hiền triết trong tam giáo Á đông trước sau vẫn là chân lý không?

Vậy thì để tui so sánh cho các bố thấy theo sách của ông Môi-xê nhé: Khi nghe dân Việt nói đến trời, Đắc Lộ vội thay chữ “Chúa Dêu” bằng danh từ “Đức Chúa Trời” là đã dẫn các bố tân tòng An nam đi xa Kinh Ước ngàn dặm rồi. Thầy tây ở Vatican của các bố chỉ giả vờ ngu thôi. Họ cũng biết chán là ‘Dieu’ và ‘Ciel’ là hai cái khác nhau. Cái mà dân ta gọi trời có vẻ tương tự như cái vung nói trên (tương tự thôi, chứ chẳng phải giống đâu) mà nay ta đã biết rõ là lớp ozone (O3) ở tầng bình lưu (stratosphere) bao phủ quả đất vừa là lớp chắn chống phóng xạ của tia cực tím (ultraviolet radiation) và vừa tồn trử dưỡng khí cho mọi sinh vật. Tây cũng gọi là ‘la voute du ciel”.

Tư tưởng siêu việt của các thánh nhân Á đông còn vượt trội hơn tư tưởng tây phương vì đã dự liệu sẳn cái mà các bố sẽ gọi là Thiên Chúa; đó là tương tự với ý niệm ‘Vô Cực’ của Kinh Dịch đã xuất hiện khoảng 6 ngàn năm trước ở Trung quốc, tương truyền là do Phục Hy sáng tạo, tương đương ‘Bất hành nhi hành’ của Lão giáo và với ‘Vô Vi’ (sa. asaṃskṛta, pi. asaṅkhata) trong nhà Phật; tức là Chân Như, không có gì thuộc về vật chất. Nếu đem nó xuống cho gần với ngành vũ trụ học thì đó là trạng thái của vũ trụ trước vụ nổ lớn “Big Bang”, theo khoa học tây phương ngày nay. Rồi từ Vô Cực nguyên thủy tiến dần đến Thái Cực, tức là ở trạng thái của vũ trụ tại thời điểm xảy ra Big Bang. Từ đó ta có Thái Cực đồ, hay Âm-Dương đồ (yin-yang), hay Bát Quái đồ miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch; thường được trình bày như biểu tượng hình tròn chung nửa đen nửa trắng quấn quit, và nhìn kỷ thì sẽ thấy trong đen có trắng, trong trắng có đen, tương tự câu kinh Bát Nhã: ‘sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc’. Đó cũng là chỗ người ta hay gọi “tam giáo đồng nguyên” là thế. Các tư tưởng lớn thường hay gặp nhau.

Ngoài ra, về sau các hiền triết Á đông còn phát triển ra thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Thuyết này chủ trương trời đất vạn vật đều có chung một bản thể như nhau, biết điều này là giác ngộ, không biết điều này là chúng sinh vô minh. Biết mình có chung một bản thể với Trời, và biết đường tu luyện sẽ trở về hợp nhất với Trời. Đó là Phối Thiên (theo các sách Trung Dung và Đạo Đức Kinh), và nhà Phật gọi là Phật tính. Nhưng Kitô giáo của các bố thì dứt khoát không chấp nhận chuyện người và chúa Trời ‘đồng nhất thể’ được. Đó là chỗ kẹt.

Đúng ra các triết gia tây phương về sau cũng có đồng quan điểm gọi là Thuyết Khởi thủy (Emanation theory) gom chung lại trong Mật giáo như Platonism, Neo-Pythagoreanism, Hermeticism, Freemasonry vv…nhưng bị Vatican triệt hạ tàn bạo qua các toà án dị giáo thời trung cổ, cho nên mới đưa châu Âu vào thời tăm tối hơn 5 thế kỷ cho đến khoảng năm 1000 TL mới thoát ra được

Một khi các bố chăn chiên ‘nhân cách hóa’ Vô Cực đại ngã thành một anh có râu xồm ngồi trên mây biết yêu giận ghét hờn là làm cho nó thành một “tiểu nhân” rồi. Các bố có thấy cái tầm thường của thần học Catô chưa đã nào? Không có cái dại nào hơn thế; vậy mà các bố lại hãnh diện đem cái đạo nhãm nhí ấy cố thuyết phục các dân tộc Á đông vốn thấm nhuần tư tưởng tam giáo vi diệu ư? Đúng là ếch nhái muốn to bằng con bò.

Lại nữa, ngày xưa quần chúng đa số là nông dân sống dưới sự cai trị của những giòng tộc chuyên chế gọi là quân chủ. Trong nước chỉ có vua là bậc độc tôn độc tài tự xưng mình là Thiên tử thi hành thiên mệnh, có nghĩa là việc trị nước là do con trời được sai xuống hành xử. Nếu gặp được minh quân thì thiên hạ được âu ca thái bình; còn gặp hôn quân thì trăm họ lầm than khốn khổ. Do cái quan niệm thừa mệnh trời này mà người dân thấp cổ bé miệng một khi gặp bất hạnh oan ức mới đem “ông trời” tức là “bố của vua” ra mà đá đít, ca…dao hành tội hoặc kêu than và mong những lời ấy vang vọng đến triều đình để kịp thời thay đổi những chính sách thất nhân tâm theo kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Như thế cho thấy dân Việt “khôn thấu trời”, chứ đâu tệ như mấy bố chăn chiên.

Tui cũng xin mách nhỏ để các bố hiểu thêm rằng trên internet hiện có một trang chuyên về ca dao Việt là e-cadao.com với hàng chục ngàn câu; các bố cứ vào đó tìm thử hai chữ “trời” (vô tính, tự nhiên) thì sẽ thấy có đến 148 trang word doc, còn “ông trời” (nhân cách hóa) thì chỉ vỏn vẹn có 7 trang thôi. Thế thì dân Việt đã thờ kính ông Jehovah ở chỗ nào?

Thôi nhé các bố; bỏ qua đi tám! Không khéo làm trò cười cho… khỉ. Nói chuyện với các bố sao mệt quá; dường như các bố chỉ hiểu tiếng La-tinh thôi thì phải?


2) Về Chữ Trời trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du: Như đã nói ở trên, các bố cho rằng chữ Trời trong truyện Kiều cũng có nghĩa là ông Trời, aka Hóa Công, aka Chúa Trời, aka thần Jehovah, và "triết lý trổi vượt dùng làm chủ đề cho toàn truyện là lòng tín ngưỡng của dân chúng Việt Nam nơi một vị Hóa Công mà chúng ta quen gọi là "Ông Trời".

Mèn đét ơi, nếu các bố còn ở bậc trung học mà giảng Kiều kiểu này thì các thầy dạy văn nện cho mấy hèo rồi đuổi vè xứ .. đạo mà chăn ... chiên thôi. Làm sao qua nổi cái cửa trung học của Việt nam để làm... ‘cha’? Hay vì các bố quen suy nghĩ theo kiểu ...tây Vatican cho nên nó ngờ nghệch đến thế? Thương thay! Học sinh Việt nào mà chẳng biết triết lý truyện Kiều nằm ở chỗ “tài mệnh tương đố” và “duyên nghiệp của nhà Phật”.

Nếu để các bố tán thêm thì chỉ sợ khi thừa thắng xông lên dám bảo Thuý Kiều khi được cứu thoát chết sau khi gieo mình xuống sông Tiền Đường đã theo... bà xơ Tê-rê-xa qua Ấn Độ để bịp thiên hạ thay vì qui y với sư bà Pháp Duyên thì bỏ mẹ.

Cho qua luôn ...đi bác tài. Mất thì giờ quá.


3) Bàn về “tam giáo đồng nguyên”: bố Cao Phương Kỷ cho rằng “Tam giáo (Phật, Khổng, Lão) là các đạo đều có niềm tin vào Đấng Tối Cao như Kitô giáo.”

Chỗ này cần phải giảng cho ông chăn chiên này rõ là tam giáo ở Á đông là ba minh triết dạy cho con người lối sống uyển chuyển phù hợp theo qui luật của thiên nhiên, mà nhà Phật thường gọi là “chánh pháp” đấy, cốt đạt đến chỗ an hòa tự tại và không chấp nhận một thần quyền tối cao nào cả. Các bố có hiểu câu “bình thường tâm thị đạo” là gì không nhỉ? Ngày xưa những lời dạy của các vị thánh nhân này được gọi là tông giáo, có nghĩa là lời giáo huấn theo từng tông phái mà không có sự hơn thua tranh chấp; do đó còn gọi là “tam giáo đồng lưu” rất hòa hợp, ví dụ Lão giáo, Phật giáo hay Khổng giáo. Chỉ đến khi (tà) đạo Ki-tô du nhập, vì tính cách độc tôn độc thần rồi dựa vào vũ lực tây phương và mua chuộc, áp bức dân chúng đổi đạo nên sinh kiêu ngạo mà tự cho mình là tôn giáo, với ý đề cao; mất cả chính danh và vì thế cũng mất luôn chính nghĩa.

Cũng nhờ tinh thần tam giáo đó mà xã hội Á đông từ ngàn xưa được ổn định, có tôn ti trật tự và đạo đức. Cũng nhờ tinh thần tam giáo đó mà mỗi dân tộc (tuy chung mà riêng) mới mang một ‘căn cước’ đặc biệt không dễ bị đồng hoá bởi những tín điều ngoại lai; và nhờ thế mà luôn giữ vứng được nền độc lập. Điểm khác biệt cơ bản là Tam giáo thì coi trọng lý trí, nâng cao “nhân vị”; trong khi Ki-tô giáo lại chà đạp con người thành nô lệ cho thần quyền, biến con người thành bầy cừu bầy chiên dễ sai khiến bởi một thiểu số tăng lữ lưu manh.

Bây giờ các bố chăn chiên Việt muốn “chơi bài ba lá nhập nhằng – hòa để hóa”, mong cấy một cái dị thể ‘đạo Kitô ngoại lai’ vào xã hội Á đông, nên vội tiêm những liều ‘cóc-ti-cô x-tê-roi’ mạnh để làm liệt kháng chủ thể. Tui nghĩ chắc cũng chỉ là việc “đội đá vá trời” mà thôi. Dân quê Việt không mấy thích cái mùi tây đầm nên chắc mô cấy ấy sớm muộn gì cũng bị đào thải.

Các bố chẳng thấy rằng cũng vì nhân danh một “ông thần không chân dung và không căn cước này”, mang đủ thứ tên giả mạo nào là Chúa Trời, Jehovah, Jesus, Allah, Brahma … mà nhân lọai chịu biết bao nhiêu cuộc chém.giêt tương tàn, máu đổ thành sông, xương chất thành núi cho đến nay vẫn chưa dứt. Để được gì? Chỉ để phục vụ cho một thiểu số chuyên nghề nói phét có lương xúi dục tín đồ “tử đạo” cho mình được yên thân vơ vét của ngon vật lạ thụ hưởng mà thôi. Lắm khi tui nghĩ trên bải chiến trường tôn gíáo này, mấy ông thần bố láo kia có nhận được ai là tín đồ của mình để… đem xe giấy đến rước lên cõi thiên đàng bánh vẽ của mình hay không? Thương thay. Mọi tang thương đều do sự cuồng tín vào “độc thần” mà ra. Xã hội Á đông vì có tam giáo nên nhân tình luôn hài hòa vì biết tự trọng và tự chế. Chỉ bị nhiểu nhương liên tục từ khi có các cố đạo bén mảng vào nhà mà thôi.

Các bố có thấy rằng các bậc thánh nhân trong tam giáo Thích Lão Khổng tuyệt nhiên không bao giờ bàn đến chuyện vớ vẫn trên trời, mà chỉ chuyên dạy con đường ngay cho người dưới đẩt thôi. Hãy bàn chuyện thế gian và sống vì thế gian và cho người khác. Minh triết nằm ở chỗ ấy.

Nhưng vì thế gian vẫn còn quá nhiều người dễ tin nên bọn chăn chiên chuyên nghiệp kia mới dở đủ trò bịp để được sống phè phởn lâu dài nhờ bán nước bọt, “miệng mồm đở tay chân”. Bà con có thấy đời sống ký sinh của bọn này trong xã hội hay không?

4) Bàn về “đạo hiếu” trong dân gian Việt: Trong các trang memaria.org, dongcong.net, conggiaovietnam.net, và catholic.org các bố chăn chiên đua nhau ca tụng về đạo hiếu. Có ông Nguyễn Chính Kết từ Việt nam viết bài “Ðạo Hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam”, và có chua bên dưới câu tiếng Anh “Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia”. Kết viết “Tinh thần hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ khi còn sống, và đặc biệt khi đã khuất là một đặc tính gắn liền với bản chất của người Việt Nam, và cũng là một điểm luân lý chung quan trọng trong các tôn giáo Á Ðông cũng như trong Ki-tô giáo (?). Trước đây, chính vì thiếu tinh thần hội nhập văn hóa trong vấn đề đạo hiếu đối với tổ tiên mà biết bao người dân Việt Nam trước Công Ðồng Vatican II đã bị ngăn trở không trở thành Ki-tô hữu được. Vì thế, ngày nay, Hội Ðồng Giám mục Việt Nam đã coi đạo hiếu như một yếu tố văn hóa quan trọng làm điểm dựa và điểm xuất phát cho việc hội nhập văn hóa sứ điệp Ki-tô giáo tại Việt Nam..”

Chỗ này là Kết muốn ám chỉ đến sự cố vào năm 1742 khi GH. Benoit XIV, với thái độ ngạo mạn, công bố đạo luật “Bulle Ex Quo Singular” lệnh cấm người Á đông không đựơc thờ cúng tổ tiên, có lẻ lúc bấy giờ chàng khinh bỉ họ như lũ bán khai. Đạo luật này đã làm cho các tín đồ Ca-tô Á đông bỏ đạo hằng loạt, đã làm cho Vatican giật mình tái mặt. Thực ra, Benoit XIV cũng chỉ là làm theo lời phán của GH. Clement XI vào năm 1704 cấm tín đồ Ca-tô La mã không được thờ cúng tổ tiên, cấm đặt bài vị hoặc hình ảnh của người quá cố trên bàn thờ. Và Clement XI cũng chỉ nhắc lại lời (mất) dạy của Giê-xu trong sách Luke 14:26: “Bất cứ kẻ nào đến với ta mà không thù ghét cha mẹ, vợ con và anh chị em mình, thậm chí không ghét bỏ mạng sống của chính hắn, thì không thể là tín đồ của ta.” (If any man comes to me and hate not his father, and mother, and wife, and children, and brothers, and sisters, yea, even his own life, he can not be my discipline – Luke 14:26). Vậy mà bây giờ đám chăn chiên này ra rả chuyện “đạo hiếu đối với tổ tiên của dân ta” không biết ngượng. Mà bọn này có bao giờ biết ngượng đâu? Mặt đã trơ, trán đã dày.

Thấy sự truyền đạo bị dậm chân tại chỗ bởi đám tân tòng Á đông ương ngạnh nên đến năm 1939, GH. Piô XII mới ban hành đạo luật ‘Plane Compertum Est’ cho phép giáo dân Trung Hoa thờ cúng tổ tiên như xưa. Rồi năm 1964 Công đồng Vatican II bãi bỏ lệnh cấm thờ tổ tiên; nhưng đám con chiên Việt “ngấm thuốc” phải mất một thời gian dài mới bắt đầu học cách dâng hương trước bàn thờ gia tiên trong dịp cưới hỏi hoặc ngày giỗ v.v...với khăn đóng áo dài cổ truyền. Có lúc họ còn xây mái nhà thờ uốn cong như nhà chùa làm dân lương (thiện) cứ đi lộn mãi. Dù nói thế chứ mãi đến nay dân Catô vẫn còn rất vọng ngọai theo quán tính... như LM. Cao Vĩnh Phan trong nước đã viết “Một nhận xét khác của người ngoài thiết tưởng cũng cần nhắc lại ở đây là người Việt Nam Công Giáo cũng rất vọng ngoại! Điều đó thể hiện qua phụng vụ và kiến trúc. Thật vậy, người ta thấy trong sốcác nhà thờ mới xây hầu hết là bắt chước lối kiến trúc theo kiểu tây phương hoặc lai tây. Nhà thờ phải có tháp có "đôm"(dome) mới được! Không biết đến bao giờ người mình mới gột bỏ được cái tinh thần vọng ngoại đó và trở về với văn hóa dân tộc!”

Một số bố chăn chiên lô-can liền tiếp tay Vatican trong chiến lược mới, “tìm đường cứu ... đạo” như Lương Kim Định, gốc Hà Nam nhưng dạy đạo ở Bùi Chu, đã bỏ ra gần hết đời học hỏi Nho giáo và viết nhiều sách về Nho giáo, sáng chế một loạt các ý mới mà một thời đã được bộ máy tuyên truyền Ca-tô cho là “một triết gia sáng giá”, nào là Minh Triết trong Trống Đồng, Triết Lý Việt Nam hay Việt Triết, Thái Bình Minh Triết, Tổ chức An Việt, Việt Linh, hầm bà lằng Phú lang sa, đến nổi học giả nổi danh Nguyễn Hiến Lê bị choáng váng phải thốt lên: “Thật lạ lùng! Người có công nghiên cứu đạo Khổng nhất, đề cao Khổng nhất ở nước ta từ trước đến nay lại là một người Công giáo: giáo sư Lương Kim Định”. Đúng là lạ lùng đứt đuôi con nòng nọc chứ còn gì nữa. Ông Định không làm việc này vì nền văn học của nước nhà mà chỉ phục vụ Vatican thôi. Mục đích của ông là chế tạo thêm vũ khí mới để bắn thủng bức tường thành văn hóa ruộng nước dân ta cho Vatican xâm nhập ồ ạt hơn; nâng nó lên để rồi đạp xuống dưới chân ... Chúa Trời. Đúng là áp dụng chiến thuật của Mao Trạch Đông “lùi một bước để tiến ba bước”. Gian thấy mẹ! Cũng may là “triết lý vụn” của ông không thuyết phục được ai nên cũng đành đóng bụi ở nhà thờ mà thôi.

Về việc tiến hành nghi thức lễ lạy trước bàn thờ tổ tiên, con chiên cũng phải chờ Hội Đồng Giám Mục (của miền nam trước 1975) ra chỉ dẫn mới dám làm như sau:

“Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa Khóa Hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang ngày 12-14 thánh 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến và thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Giáo Phúc Âm ngày 19 tháng 4 năm 1972, chiếu theo Thư Chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngày 14.6.1965, về các nghi lễ tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:

“Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định:“Những cử chỉ, thái độ, lễ nghi (sau đây) có tính cách thế tục, lịch sử, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ Tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ; Nên Được Thi Hành Và Tham Dự Cách Chủ Động” (Thông cáo HĐGMVN, 14.06.1965).

1. Bàn thờ Gia Tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như Hồn bạch...

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ Tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày “Kị nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã...và giảm thiểu, canh cải những lễ vật để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là “Phúc Thần” tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải vì mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Trong trường hợp thi hành các việc trên đây sợ có sự hiểu lầm; nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu, khích lệ, thông cảm... Đối với giáo dân, cần phải giải thích cho hiểu việc tôn kính tổ tiên và các vị anh hùng liệt sĩ, theo phong tục địa phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền “Phải thảo kính cha mẹ”, là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.

Tại Nha Trang, ngày 14 tháng 11 năm 1974

Ký tên:

- Philipphê Nguyễn Kim Điền Tổng Giám mục Huế

- Giuse Trần Văn Thiện Giám mục Mỹ Tho

- Giacôbê Nguyễn Văn Mầu Giám mục Vĩnh Long

- Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang Giám mục Cần Thơ

- Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận Giám mục Nha Trang

- Phêrô Nguyễn Huy Mai Giám mục Ban Mê Thuột

- Phaolô Huỳnh Đông Các Giám mục Qui Nhơn

(trích báo SACERDOS)


Đọc qua thì ta thấy Nguyễn Chính Kết cũng chỉ cố gắng “làm rõ” cái quyết nghị trên. Kết đã kết luận bài “Ðạo Hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam” thâu tóm như “memo” cho một sách lược mới như sau:

“Ðể kết luận, chúng ta thử đưa ra một số những việc làm cụ thể để có thể đưa tinh thần đạo hiếu của Kitô giáo vào trong lòng dân tộc, và để cùng hòa nhập với các tôn giáo khác trong tinh thần đạo hiếu.

1. Thanh Minh và Vu Lan là những lễ hội mang tính văn hóa dân tộc nhấn mạnh đến lòng thảo hiếu đối với cha mẹ hay tưởng nhớ đến những vị tổ tiên đã khuất bóng. Vì thế, tuy chúng ta đã có cả tháng 11 để kính nhớ và cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất, nhưng chúng ta nên đồng hành cùng với dân tộc mình trong tinh thần đạo hiếu này bằng cách:

+ phát động nơi người Kitô hữu lòng hiếu thảo và sự tưởng nhớ cầu nguyện cho tổ tiên vào những lễ hội dân tộc ấy, và vào ngày cuối năm là dịp đa số người Việt tưởng nhớ đến cha mẹ còn sống và ông bà tổ tiên đã khuất bóng một cách đặc biệt.

+ có những nghi thức phụng vụ và á phụng vụ thích hợp song song với những nghi thức của Phật giáo và đạo thờ cúng Tổ Tiên vào những dịp lễ hội này.

2. Khuyến khích làm bàn thờ gia tiên trong gia đình. Ðây là một cách làm cho người Kitô hữu gần gũi với đồng bào mình ở trong các tôn giáo. Vì trong các gia đình người Việt, thường có bàn thờ tổ tiên. Vả lại, qua dấu hiệu này, các tín hữu các tôn giáo khác cũng cảm thấy gần gũi với người Kitô hữu trong việc hiếu thảo này.

3. Tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên của dân tộc Việt Nam cùng với các anh hùng dân tộc vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/03 âm lịch mỗi năm. Nếu mỗi gia đình đều có tổ tiên để kính nhớ, thì cả dân tộc cũng thế. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên dân tộc mình đặc biệt trong thánh lễ ngày giổ tổ. Chẳng lẽ chúng ta chỉ dành bổn phận cúng giỗ tổ tiên dân tộc cho những anh em tôn giáo khác làm, còn mình thì không sao?

4. Làm bàn thờ tổ tiên của dân tộc trong các nhà thờ. Nếu mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên, thì tại mỗi nhà thờ, nên có một bàn thờ kính nhớ tổ tiên của cả dân tộc ở một chỗ nào đó thuận tiện, thích hợp và danh dự, nhất là tại những nhà thờ lớn có tầm quan trọng quốc gia. Khuyến khích tinh thần thảo hiếu đối với tổ tiên cả nước là một cách gợi lên ý thức dân tộc, củng cố lòng yêu nước thương nòi, bày tỏ được lòng biết ơn đối với tiền nhân. Nếu chúng ta biết tôn kính những vị thánh ở tận đâu đâu, nhưng tổ tiên của dân tộc rất gần gũi với chúng ta mà chúng ta lại quên không nhớ đến, thì làm sao đồng bào của chúng ta cảm phục chúng ta được?

5. Lễ Vu Lan cũng là dịp các chủ chăn nhắc nhở giáo hữu về lòng biết ơn đối với những ân nhân của mình: ơn Thiên Chúa, ơn Giáo Hội, ơn tổ quốc, ơn xã hội, v.v... Ðồng thời khuyến khích có những hành vi cụ thể biểu lộ lòng biết ơn ấy.”

Đọc cái quyết nghị này, bà con phi-Kitô từ nay phải đóng cửa gài then cẩn thận đấy nhé. Một ngày nào đó nhà thờ cũng làm lễ “Vu Lan” nữa đấy. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện mà lị!” Ở hải ngoại hình như đám dân chúa đang muốn tổ chức rùm beng “Ngày cho Mẹ” (Mother day) của Anh Mỹ để cạnh tranh với lễ ‘Vu Lan Nhớ Mẹ’ của Phật giáo. Quyết nghị 1974 nói trên cũng là khởi điểm cho việc phát động “Phong trào Liên Tôn” về sau, và hình như vài chức sắc Phật giáo háo danh lúc bấy giờ đã có tên trong sổ lương của Catô, chứ không phải mới đây ở hải ngoại dùng để chống cộng như nhiều người lầm tưởng.

Một trang khác có bố chăn chiên viết: “Phải công nhận người Á Châu nói chung, và Việt Nam ta nói riêng rất trọng chữ hiếu. Có như vậy nên thờ kính ông bà tổ tiên gần như trở nên một tôn giáo theo nghĩa rộng và ta thường gọi là “Đạo Ông Bà”.

Mẹ kiếp, đạo ở đây có nghĩa là "con đường", và ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lý", "con đường chân chính", “con đường sống chân thật” chứ chẳng có nghĩa tôn giáo như ‘tà đạo’ Ki-tô hiểu. Danh từ ‘Đạo ông bà’ đúng ra là “đạo thờ cúng ông bà” chỉ xuất hiện dưới chế độ Cộng Hòa Ca-tô đệ nhất, khi mỗi tờ đơn đều có khoảng hỏi về ‘tôn giáo’. Người dân phi-catô, nhất là Phật tử thường ghi là ‘đạo ông bà’ để tránh bọn mật vụ theo dõi trù dập; đơn giản chỉ có vậy. Cũng vì thế mà các chế độ Ca-tô báo cáo với Vatican là dân Việt đa số theo “đạo ông bà”, chứ số lượng Phật tử thì không đáng kể, còn thua cả phe ta nữa.

Đáng buồn là cũng cái đám chăn chiên này trước kia bênh vực Vatican hết mình, kêu gào dân chúa dẹp bỏ bàn thờ gia tiên; thì nay cũng chính đám này luyện lưỡi dẽo như rắn ca tụng sách lược mới. Chỉ có lũ dân ngu khu đen lở theo (tà) đạo đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì còn kiếm đâu ra bài vị của cha ông đã bị đạp đổ?

Bổng dưng trong một ngày đẹp trời tui đọc thấy bản tin này trên một trang điện tử trong nước mới biết Nguyễn Chính Kết là ai mà giật mình: “Như Báo CATP đã đưa tin, ngày 13-3-2007 cơ quan ANĐT CA TPHCM đã ra quyết định truy nã số 03 đối với Nguyễn Chính Kết, SN 1952 tại Hà Tây, thường trú tại 6/8A Quang Trung, P8QGV, vì đã có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN và trốn đi nước ngoài nhằm chống phá chính quyền nhân dân (vi phạm điều 88 và 91 BLHS). Đang tu học dở dang tại Giáo hoàng Học viện Đà Lạt, Kết đã xuất tu để lấy vợ, sinh con sau đó ngông cuồng tự xưng "giáo sư Thần học", "ngôn sứ" viết nhiều bài tỏ thái độ ngạo mạn với các vị chức sắc và Giáo hội Thiên chúa giáo, cũng như xuyên tạc chống phá đất nước. Đáng nói hơn, trong 3 tháng trốn ra nước ngoài vừa qua, Kết đã dựa vào những tên khủng bố, lừa đảo của cái gọi là "đảng Việt Tân" (tàn dư của tổ chức khủng bố Hoàng Cơ Minh - xem kỳ 2 bài này) để được cho ở trọ, cơm ăn, ít tiền xài vặt, vé tàu xe đi đây đó. Một số báo đài của người Việt ở hải ngoại đã đăng nhiều bài tỏ thái độ khinh miệt, gọi Kết là kẻ đã "chết" về nhân cách!”

Đối với giới trí thức người Việt phi-catô thì dù biết được sự trí trá gian manh của đạo Ki-tô và quỉ quyệt của Vatican nhưng đa số hay lẫn tránh khi đề cập đến vấn đề này, dù ở phương tây người ta đã vạch mặt chỉ tên với quá nhiều sách báo, bởi nhiều lẽ;

Trước đây trong miền nam và nay ở hải ngoại thì: 1) Quán tính sợ sệt còn sót lại sau một thế kỷ làm nô lệ dưới các chế độ Ca-tô trị từ thực dân Pháp cho đến Cần lao đảng trị. 2) Muốn được yên thân, dĩ hòa vi quí, vì thế mà dân chúng không hiểu hết được những mưu ma chước quỷ của đám tay sai ngoại bang này để đề phòng; trong khi đám dân chúa có chỉ đạo theo hệ thống, làm bất cứ việc gì dù thô bạo miễn lợi cho tôn giáo của mình. 3) Trình độ nói chung chưa phân biệt được trắng đen, nên vẫn cho ‘đạo nào cũng dạy điều tốt cả’ nên chuộng thái độ ‘mũ ni che tai’. 4) Khi di dân ra nước ngoài thì e ngại đám mafia Ca-tô cuồng tín ‘bề hội đồng’ gây thiệt hại cho công ăn việc làm và ngay cả sinh mạng, không khác gì đám khủng bố Hồi giáo, như tuần báo Việt Weekly và một số nhà báo khác trở thành nạn nhân của lũ thô bạo này khi dám nói lên sự thật ngược với chủ trương của đám này.

Ở miền bắc thì suốt hai mươi năm chiến tranh đảng CS và nhà nước cấm bất cứ hoạt động tôn giáo nào nên không có vấn đề an ninh trầm trọng gì phải đối phó. Nay, sau khi thống nhất cả nước và mở cửa với thế giới, một mặt thì đảng CS và nhà nước VN luôn canh chừng và khuyến khích đám dân chúa quay về với dân tộc xa lánh bàn tay sắt của Vatican, mặt khác thì hòa hoãn với họ để lấy lòng giới tư bản quốc tế và chứng tỏ chính sách tự do tôn giáo trong nước, nên càng không muốn phổ biến những nghiên cứu trung thực làm “mất đoàn kết tôn giáo”. Theo vậy thì ta cũng thấy chủ trương kêu gào ‘tự do tôn giáo’ là từ phía Kitô muốn khuynh loát xã hội kẻ khác. Nhà cầm quyền trong nước thừa hiểu sức mạnh của ngoại bang và Vatican luôn là một lực lượng đe dọạ và có khả năng lật nhào mình khi cơ hội đến. Và ngược lại bọn ngoại bang và Vatican cũng thừa biết khối Ca-tô Việt lưu vong là những con cờ khuynh đảo có lợi cho mình nên lúc nào cũng nuôi dưỡng để sử dụng về sau. Do đó chính sách ‘dân tộc hóa Ca-tô’ mà đám dân chúa hay kết án là ‘giáo hội quốc doanh’ của nhà cầm quyền trong nước là một chủ trương cực kỳ đúng đắn như Trung quốc đã làm đẻ giữ vững nền độc lập quốc gia.

*

Xét qua các chuyển động “tư duy” xoay chiều, chịu nhún mình của giới chăn chiên về văn hóa Việt; chính quyền trong nước và đồng bào càng nên đề cao cảnh giác. Nay thấy các bố chăn chiên Ki-tô đua nhau ca....dao, nên tui muốn chép lại và lời nhận xét thâm thuý của giáo sư Trương Tửu (đã dạy trường Dại học Sư Phạm Hà Nội, trước khi liên hệ đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm với nhóm của cụ Phan Khôi) đã viết trong phần mở đầu ghi là “Trước Khi Vào Đề” của cuốn “Việt Thi Việt Nam” chuyên bàn về ca dao Việt, xuất bản năm 1935 tại Hà Nội:

“Phong dao Việt nam rất có thể là linh hồn Việt nam xưa, xã hội Việt nam xưa nếu ta biết nghiên cứu nó một cách hợp lý và thông minh. Nếu quả dân Việt nam có một đặc tính cách biệt hẳn với những dân khác – nhất là với dân Trung hoa – thì đặc tính ấy, theo ý tôi, ta có thể tìm thấy được bằng cách nghiên cứu những ca dao, cái tiếng nói trung thành nhất của dân gian. Đọc hết những ca dao truyền tụng lại, ta sẽ thấy nổi bật lên cái tinh thần độc lập của dân ta và cái nổ lực liên tiếp của tổ tiên ta đã thực hành trong bao nhiêu thế kỷ để tránh nạn Trung quốc hoá. Nhờ sự nổ lực phi thường này mà hiện giờ chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta vẫn giữ được trong cõi ý thức một tinh túy Việt nam, cái tinh túy mà văn hóa Trung quốc chỉ đã kết tinh lại chứ không thể nào thôn tính được.”

“..... Khối tinh thần dân tộc đó đã may mắn được nhiều điều kiện kinh tế, lịch sử và địa dư riêng của xứ Việt nam ủng hộ cho thắng đoạt được cái tai nạn Trung quốc hóa.”

“.... Tất cả chúng ta trong thời kỳ thơ ấu ai đã chẳng say sưa với vài cuộc hát của đồng nội. Ai chẳng đã được nghe bà mẹ hiền từ với cái giọng ru con, ca hát bằng tiếng nói của đất nước truyền khẩu lại? Riêng người viết những giòng này, ngay hồi nhỏ đã hấp thụ được cả một giáo dục tình cảm chỉ nhờ có những thơ phong giao véo von bên lũy tre xanh hay trên thảm lúa vàng. Mỗi khi nghe cô gái quê cất tiếng: “Ai ơi đợi mấy tôi cùng” hoặc “con cò lặn lội bờ sông...” là một lần tâm hồn tôi lại hồ như đón nhận được một rung động ảo huyền. Những vần thơ mộc mạc ấy; với cái nhạc điệu Việt nam ấy, quả đã xúc tích một mối cảm mênh mang đủ hiệu lực gọi thức dậy tất cả những thớ tim của con người DÂN VIỆT NAM CHÚNG TA, TRONG MẤY NGHÌN NĂM VẪN LÀ MỘT LINH HỒN GIÀU VÀ MẠNH. Linh hồn ấy đã nối liền vào nhau, trên cái xứ sở này, hơn hai chục triệu người (GCTG: bây giờ đã hơn tám chục triệu rồi) biết sống, biết chiến đấu hằng 40 thế kỷ. Linh hồn ấy, sức chiến đấu ấy còn để dấu vết lại trong các ca dao Việt nam đầy âm thanh, đầy hơi nóng.” (Ghi chú: Chữ in hoa cũng là của tác giả Trương Tửu)

Đọc xong các đoạn này ta cảm nhận được gì? Trương Tửu viết vào năm 1935 là thời kỳ nước nhà vẫn còn bị Tây đô hộ. Ông muốn nhắn gởi một lời qua tình tự ca dao mà kêu gọi dân Việt hãy quật cường kháng chiến để đánh đuổi thực dân ra khỏi bờ cõi dưới ám chỉ “cái tai nạn Trung quốc hóa”. Đọc xong, ai là người tự nhận mình là người Việt mà không chan chứa bao nhiêu xúc cảm như ông và thương cho thân phận của một sĩ phu đang sống nhục trong vòng nô lệ.

Do đó, tui chỉ mong các bố chăn chiên và dân chúa sau khi đọc những đoạn trên nên lắng tâm suy nghĩ cho kỷ khi sử dụng méo mó ca dao dân Việt vào việc phục vụ cho Catô giáo ngoại lai. Nếu còn chút lương tri thì nên “hồi đầu thị ngạn” để được dân tộc mở vòng tay chào đón. Không lẻ cứ cúi đầu phục vụ ngoại bang mãi sao?

Nói thì dễ, nhưng với vòi bạch tuột chằng chịt của Vatican và đám chăn chiên tôi tớ có lãnh lương, dễ nào chịu buông tha cho dân Việt, do đó cuộc chiến không khói súng vẫn còn gay go. Riêng tui khi tìm hiểu ví sao bổng dưng các bố chăn chiên đâm ra khoái ca dao, truyện Kiều đã thấy được sợi dây xuyên suốt của sách lược này và từ đó lý giải được vì sao mà các bác dân chúa hải ngoại độc quyền bao thầu, len lõi và giật dây các tổ chức hội đòan có dính líu đến các chế độ cũ miền nam; lại còn tìm cách liên kết dân chúa trong nước chống cộng và chống Việt nam điên cuồng cho đến nay. Mọi chuyện đều vẫn nằm trong “một cuộc chiến tranh Ki-tô xâm nhập đất Việt” chưa dứt, dù chuộc chiến nam bắc đã tàn hơn 30 năm rồi.

Chuyện dài “nhân dân .. tự vận” vẫn còn dài, xin đón xem hồi sau sẽ rõ.



Thiên Lôi

Tháng 8, 2007




--------------------------------------------------------------------------------

Các đề tài về Ông Trời trong sachhiem.net:

- "Ông Trời" Không Quen Biết "Thượng Đế"! (Trần Chung Ngọc)

- Có Jehovah trong Ca dao Việt ? !! (Thiên Lôi)

- Nhân Chuyện Khám Phá Có Jehovah Trong Ca Dao Việt của Thiên Lôi

- Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam" (Sơn Dã Bần Phu)

- “Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)





--------------------------------------------------------------------------------
Các bài cùng tác giả



Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tôi đọc "Sáng Thế Ký" 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:24 am

Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Dan_barker
THƯ GỬI NGƯỜI TIN CHÚA

Nguyên tác: “Dear Believer” Của Dan Barker

Nguồn: http://www.freethoughtpedia.com/wiki/Dear_believer

Người dịch: Trần Chung Ngọc

04 tháng 12, 2009





Thư Gửi Người Tin Chúa:

Bạn bảo tôi rằng hãy coi Ki Tô Giáo như là sự giải đáp cho đời sống của tôi. Tôi đã từng coi như vậy. [Lời người dịch: Dan Barker là một mục sư đã từng rao giảng Phúc Âm (evangelical minister) trong 19 năm]. Nay tôi thấy nó không đúng, ghê tởm và có hại (I consider it untrue, repugnant, and harmful).

Bạn hi vọng là tôi tin ở một Giê-su sinh ra từ một trinh nữ bị một hồn ma làm cho mang thai? (impregnated by a ghost?). Bạn có tin những chuyện điên khùng của các tôn giáo cổ xưa không? Julius Caesar cũng sinh ra từ một nữ trinh; sử gia La Mã cho rằng thân thể của Augustus bay lên thiên đường sau khi chết. Bạn có tin những chuyện như vậy không? Không, có phải không? Vậy tại sao bạn lại muốn tôi nuốt chửng những chuyện hoang đường của Ki Tô Giáo? (Why do you expect me to swallow the fables of Christianity?)

Tôi thật không thể tin được là bạn lại muốn tôi tin những chuyện trong Thánh Kinh như: vũ trụ này được sáng tạo ra trong 6 ngày có sáng và tối (six literal days); đàn bà là từ cái xương sườn của đàn ông mà ra; một con rắn, một con lừa, và một bụi cây cháy rực biết nói tiếng người; toàn thể thế giới bị ngập lụt, kể cả các núi cao, để diệt trừ sự xấu ác ở trên đời; tất cả các chủng loại súc vật, hàng triệu chúng, [thật ra là có cả tỷ tỷ sinh vật] cùng ở trên một chiếc tầu; tất cả ngôn ngữ khác nhau đều phát xuất từ cái chòi Babel; Moses có cây đũa thần; nước sông Nile biến thành máu; cây gậy biến thành con rắn; các phù thủy thực sự hiện hữu; mưa lụt từ trên trời rơi xuống trong 40 ngày; người khỏi bệnh vì nhìn thấy con rắn bằng đồng; mặt trời đứng yên để giúp cho Joshua chiến thắng một trận chiến; một bàn tay bềnh bồng trong không khí (floated in the air) và viết lên một bức tường; mấy người đi theo một ngôi sao dẫn họ đến một ngôi nhà đặc biệt; Giê-su đi trên nước; cá và bánh biến hóa thêm ra nhiều để cho những người đói; nước biến thành rượu; bệnh tâm thần là do quỷ ám; một con quỷ có cánh đã tạo ra những sự ác; tiếng nói từ một thân thể đã tan rã vọng xuống từ trên trời; Giê-su biến đi rồi thành hình lại từ trên không (Jesus vanished and later materialized from thin air) ; con người khỏi bệnh vì cái bóng của Phê-rô (Peter’s shadow); một cái hồ lửa ở dưới lòng đất để thiêu đốt vĩnh viễn những người không tin.. trong khi có một thị trấn nhỏ với lâu đài và thức ăn để cho những người đã chết sống một đời mới, và chỉ dành cho những người Ki-Tô mà thôi (for Christians only)..

Nếu bạn tin những chuyện đó thì vấn đề chính là ở bạn chứ không phải là ở tôi. Những huyền thoại đó vi phạm luật thiên nhiên, đối ngược với khoa học, và không phù hợp với thực tế và lô-gíc. Nếu bạn không nhận ra được như vậy thì bạn không thể phân biệt được đâu là sự thật và đâu là hoang đường. Bất kể là có bao nhiêu người chấp nhận những ảo tưởng mà những con người “thánh thiện” [các bậc chăn chiên] đã giáng lên đầu óc họ (inflicted by “holy” men); một điều láo khoét vẫn chỉ là điều láo khoét (a widely held lie is still a lie). Nếu bạn quá khờ dại cả tin (If you are so gullible) thì bạn cũng giống như đứa trẻ tin đứa anh lớn của nó bảo nó rằng có một con quỷ ở ngoài hành lang tối. Nhưng chẳng có gì đáng sợ cả; hãy bật đèn lên và xem có thật có quỷ hay không.

Nếu Ki Tô Giáo đơn giản chỉ là không đúng thì tôi chẳng quan tâm làm gì. Santa không có thật nhưng đó là một huyền thoại vô hại mà con người khi lớn lên không còn tin. Nhưng Ki Tô Giáo, ngoài bản chất sai lầm, cũng còn ghê tởm đáng ghét (also abhorrent).

Thật là kinh ngạc đối với tôi khi bạn nói là bạn yêu ông Gót (God) trong Thánh Kinh, một nhân vật độc ác, sân hận, kiêu căng, kỳ thị, không thể khoan nhượng sự phê bình. Tôi không bao giờ muốn sống trong cùng một khu phố vói một nhân vật như vậy.

Gót trong Thánh Kinh là Gót của chiến tranh. Tuy ông ta nói “Ngươi không được giết người”, nhưng ông ta lại ra lệnh giết mọi đối lập [những người thờ Gót khác]; tự mình dìm chết hầu như toàn thể nhân loại và giết người hàng loạt; trừng phạt con người đến 4 đời sau (Genesis 20:5); ra lệnh phanh bụng đàn bà có mang và trẻ con (Hosea 13:16); đòi hỏi máu của người và súc vật để có thể nguôi sự giận dữ kiêu căng của ông ta (to appease his angry vanity); thiên vị đối với một dân tộc; coi phụ nữ thấp kém hơn đàn ông; là một kẻ thích thú trong sự tàn ác (a sadist) đã tạo nên hỏa ngục để thiêu đốt vĩnh viễn những người không tin; tạo nên sự ác (Isaiah 45:7); kỳ thị những người tàn tật (Leviticus 21: 18-23); ra lệnh giữ các trinh nữ như là chiến lợi phẩm (Numbers 31:15-18, Deuteronomy 21:11-14); trát phân lên mặt người (Malachi 2:3); cho những con gấu xé nát 42 đứa trẻ vì tội trêu chọc một tiên tri (II Kings 2:23-24); trừng phạt con người với rắn, chó, rồng, gươm giáo, búa rìu, nạn đói, và giết con nít (infanticide); cha phải ăn thịt con trai (Ezekiel 5:10). Đó có phải là lòng lành hay không? Bạn có muốn có ông hàng xóm như vậy không?

Và Giê-su chỉ là một mảnh văng ra từ cái khối tàn bạo cũ kỹ trên. Hắn ta nói: “Ta với cha ta là một” và hắn ta dạy một chấm một nét cũng không thể thay đổi trong những luật của cha hắn ta trong Cựu Ước (Matthew 5: 18); Hắn ta dạy cùng một loại công lý trong Cựu Ước: trả thù và xử chết, sự đau đớn, hỏa ngục cho những kẻ không tin theo ông ta. Hắn tin là có quỷ, thiên thần và các hồn ma. Hắn ta chưa từng lên án sự nô dịch các nô lệ hay phái nữ. Phụ nữ bị loại ra ngoài những đệ tử của hắn và không được dự bàn tiệc của hắn ở trên trời. Trừ hỏa ngục ra, hắn không đưa ra điều gì mới về đạo đức hay triết lý. Hắn bất kính đối với mẹ và các em trai ( Matthew. 10:35-36, Luke. 14:26); hắn nói phải căm ghét cha mẹ và bỏ gia đình đi theo hắn. Hắn lên án sự tức giận nhưng chính hắn lại nhiều khi tức giận (Matthew. 5:22, Mk. 3:5). Hắn nguyền rủa người khác là đồ điên, đồ rắn rết, tuy hắn cảnh báo mọi người là ngôn ngữ như vậy sẽ bị đày xuống hỏa ngục (Matthew 5:22); Hắn tuyên bố: “Đừng tưởng là ta tới để mang lại hòa bình cho thế giới. Ta không tới để mang lại hòa bình mà là gươm giáo (Matthew 10:34). Hắn vô lý nguyền rủa cây sung không bao giờ ra trái nữa chỉ vì cây đó không có quả trái mùa để cho hắn ăn khi đói (Matthew 21: 19). Hắn đòi phải thiêu sống những người không tin hắn (John 15:6) [Giáo hội Ca-tô đã theo đúng lệnh này (The Church has complied with relish)]. Hắn ăn cắp một con ngựa (Luke 19:30-33). Hắn bảo người ta phải chặt cụt tay, chân, móc mắt (Matthew 5:29-30, 19:12). Bạn muốn tôi phải chấp nhận Giê-su, nhưng cám ơn nhé, tôi nghĩ tôi sẽ chọn bạn của tôi.

Một trong nhiều điều mâu thuẫn mà Giê-su nói là làm việc thiện, lúc thì cho mọi người biết, lúc thì đừng cho ai biết (Matthew 5:16, 6:1-4). Một trong nhưng sai lầm của Giê-su là cho rằng hạt cải là nhỏ nhất (Matthew 13: 31-32). Những người viết Phúc âm Matthew và Luke cũng không biết rõ gia phả của Giê-su, mâu thuẫn với Cựu Ước, và đưa ra hai gia phả bất phù hợp từ Joseph, cha hờ của Giê-su.

Tôi cũng thấy rằng đạo đức của Ki Tô Giáo thật là ghê tởm (repugnant). Quan niệm về tội tổ tông, sự sa ngã, chuộc tội thay, bất khoan dung, trừng phạt vĩnh viễn, và hèn mọn thờ phụng [humble worship], tất cả đều ở dưới nhân cách của người có đầu óc và trái với những giá trị của sự thân ái và lý trí. Đó là những ý tưởng man rợ của những nền văn hóa bán khai thu mình trong sự sợ hãi và ngu si (They are barbaric ideas for primitive cultures cowering in fear and ignorance.)

Cuối cùng Ki Tô Giáo còn tai hại. Nhân danh Gót của Ki Tô Giáo nhiều người bị giết hơn là với bất cứ lý do nào khác. Giáo hội Ki Tô Giáo nói chung có một lịch sử ô nhục, đẫm máu (shameful, bloody history) với những cuộc thập ác chinh, tòa án xử dị giáo, thiêu sống phù thủy và những người lạc đạo, sự tàn bạo của thực dân Mỹ, không tôn trọng những truyền thống của thổ dân Mỹ, ủng hộ chế độ nô lệ và đàn áp phái nữ. Những hoa trái hiện đại của Ki Tô Giáo là cuộc tàn sát tập thể ở Jonestown, sự nhẫn tâm lừa đảo của những kẻ chữa bệnh bằng đức tin (the callous fraud of “faith healers,”), những cuộc chiến diệt chủng gần đây , và sự tranh chấp ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Ki Tô Giáo còn phương hại đến sự lành mạnh của tâm thần, đến lòng tự trọng, trách nhiệm cá nhân, và đầu óc sáng suốt.

Bạn có thấy rằng tại sao tôi lại không tôn trọng những thông điệp của Thánh Kinh? Đó là một mớ ý tưởng vô nghĩa có tính cách mạ lỵ đầu óc con người (an insulting bag of nonsense). Bạn có mọi quyền để tự hành hạ mình với những điều điên rồ như vậy – nhưng đừng kể tôi vào trong đó. Tôi có nhiều điều tốt đẹp hơn để làm trong đời sống của tôi.



--Mời xem các chương khác trong sách do dịch giả Lê Quốc Tuấn chuyển Việt--


--------------------------------------------------------------------------------
Các bài tôn giáo cùng tác giả



Trang Trần Chung Ngọc
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi đọc "Sáng Thế Ký"   Tôi đọc "Sáng Thế Ký" Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tôi đọc "Sáng Thế Ký"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thêm Một Tiên Đoán Về "Ngày Tận Thế"!
» PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỂ TRUY TẦM "JESUS THẬT"
» “Đảng vì dân” làm từ thiện để "đánh bóng"
» Với Lê-nin, cách mạng là sáng tạo
» "Việt Nam, thiên anh hùng ca hôm qua và hôm nay"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Tôn Giáo-
Chuyển đến