Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
ThanhKhoa
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
tuquynh
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
Admin
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
qwerty68
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
kimerajamm
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
lavivi
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
moonlight172
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
chuongtk
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
gianggiangonline
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_lcapGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Voting_barGiải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Empty
Bài gửiTiêu đề: Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn   Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeFri Apr 23, 2010 7:18 am

TT - Tháng 4-1975. Khi những đoàn quân giải phóng ào ạt tiến về Sài Gòn, có một lực lượng đặc biệt được lệnh dừng lại ở Đà Nẵng để nhận nhiệm vụ trên mặt trận biển Đông.

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn ImageView

Biên đội gồm ba tàu 673, 674, 675 chở quân ra giải phóng Trường Sa - Ảnh: L.Đ.Dục chụp lại tư liệu Bảo tàng Hải quân.



Ấy là nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. 35 năm sau, những tư liệu lịch sử đã cho thấy tầm nhìn chiến lược về vị trí của Trường Sa đã được xác lập rõ ràng ngay trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Một tháng trước giải phóng, ngày 30-3-1975, Quân ủy Trung ương điện gửi các ông Chu Huy Mân, Võ Chí Công, nêu rõ: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân chính quyền miền Nam đang chiếm đóng. Trong việc này anh Nguyễn Bá Phát, phái viên của Bộ Tổng tham mưu, và các cán bộ hải quân đi cùng sẽ do khu ủy và quân khu ủy chỉ đạo để thực hiện kế hoạch”.

Mệnh lệnh chiến lược

Mười ngày sau, một bức điện tối khẩn khác từ Quân ủy trung ương điện cho Bí thư Khu ủy Khu V Võ Chí Công và chính ủy chiến dịch Huế - Đà Nẵng Chu Huy Mân cùng phó tư lệnh hải quân Hoàng Hữu Thái: “Chỉ thị cho các lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định”.

Cùng ngày bức điện trên phát đi, từ Hải Phòng một biên đội gồm ba tàu của đoàn tàu không số (lữ đoàn 125) rời vùng biển Đông Bắc thẳng tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Ấy là các tàu 673 do Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do Nguyễn Văn Đức và tàu 675 do Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng kiêm biên đội trưởng mở hết tốc lực vượt biển để cập cảng Tiên Sa vào 21g đêm 10-4-1975.

Vừa đến cảng Tiên Sa, ngay lập tức cả ba tàu cấp tốc nhận nhiệm vụ chở quân đi giải phóng Trường Sa gồm đội 1 của đoàn 126 đặc công nước hải quân do anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Ngọc Quế làm đội trưởng, cùng một lực lượng đặc công của sư đoàn 2 - Quân khu 5 phối thuộc. Chỉ huy cả hai lực lượng này là lữ đoàn trưởng đặc công nước Mai Năng. Từ Tiên Sa, trong đêm tối cả ba tàu 673, 674 và 675 được ngụy trang thành tàu đánh cá mang cờ hiệu nước ngoài.

4 giờ sáng 11-4, ba con tàu “đánh cá” với mật danh “biên đội C75” đè sóng thẳng hướng ra Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên mở màn cho chiến dịch trên biển. Đây cũng là thời điểm các cánh quân của ta đang chuẩn bị nổ súng trên mặt trận Phan Rang - Xuân Lộc - Tây Ninh.

Trong căn nhà trên đường Triệu Việt Vương (Đà Nẵng), đại tá Phạm Duy Tam nhớ lại: “Tàu chở lực lượng đi đánh Trường Sa vốn là những chiếc tàu của “đoàn tàu không số” từng vận tải vũ khí cho chiến trường miền Nam. Tàu trang bị rất thô sơ. Ngày ấy, tàu không có các phương tiện khí tài dẫn đường hiện đại như rađa, máy định vị, đo sâu... như bây giờ. Trên tàu chỉ có một la bàn từ, một đồng hồ thiên văn và bộ “bầu trời sao” để định hướng theo sao trời. Dù cả ba thuyền trưởng của biên đội C75 từng có nhiều kinh nghiệm trong những chuyến vận chuyển vũ khí trên “tàu không số”, nhiều lần đi qua vùng biển này, nhìn thấy các đảo nhưng ban đêm rất khó phát hiện...”.

Để đưa được toàn bộ lực lượng tiếp cận chính xác các đảo ở Trường Sa là chuyện không dễ dàng, dù với lực lượng đặc công nước tinh nhuệ của đoàn 126 và đặc công sư đoàn 2 lừng lẫy của Quân khu 5.




Cắm cờ ở Song Tử Tây

Tiếp với ký ức của 35 năm về trước này, tại khu điều trị của một bệnh viện quân đội ở Hà Nội, thiếu tướng Mai Năng cầm những bức ảnh đen trắng được chụp trong những ngày đầu giải phóng Trường Sa. Chỉ vào một góc của tấm hình đã ố vàng, vị tướng nhớ rất rõ đó là vị trí của ngọn đèn biển trên đảo Trường Sa lúc bấy giờ: “Khi chúng tôi đang hành quân trên biển thì trên trời máy bay quần đảo. Dù bộ đội đặc công và vũ khí được giấu dưới khoang tàu, bên trên phủ lưới đánh cá nhưng tình huống này không khỏi làm chúng tôi phải suy tính. Kế hoạch bị lộ rồi chăng!”.

Lúc này, chỉ huy trưởng Mai Năng lệnh cho các tàu chuyển hướng khác để đánh lạc hướng. Những người lính của biên đội C75 trong vai ngư dân vững vàng hướng tàu về vùng biển phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như lịch trình của một tàu đánh cá thông thường. Sau nhiều giờ quan sát, máy bay rút đi. Ngay lập tức toàn biên đội tăng tốc hướng đến quần đảo Trường Sa.

Đại tá Quế tiếp tục câu chuyện: “Chúng tôi hành quân từ rạng sáng 11-4-1975 đến chiều 13-4-1975 thì ra tới vị trí triển khai tiếp cận đảo. Để giữ bí mật, tất cả đặc công có mặt trên tàu chỉ có thể giữ tư thế nằm ngửa suốt mấy ngày hành quân. Tuy đói nhưng chẳng ai ăn uống được gì nhiều. Trong khoang tàu nhỏ hẹp, đồng chí Mai Năng cứ nằm ngửa giao nhiệm vụ, còn tôi lúc nhận lệnh cũng ở tư thế ấy”.

Khoảng 1g sáng 14-4-1975, đội 1 đặc công do đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy chia làm ba mũi lặng lẽ rời tàu 673, dùng xuồng đổ bộ lên đảo. Các tàu 674 và 675 làm nhiệm vụ án ngữ phía bên ngoài. Lúc này Song Tử Tây trong màn đêm là một khối thẫm màu, thỉnh thoảng có vài ánh đèn tuần tra trên đảo lúc tắt lúc sáng.

Theo đại tá Quế, có hai mũi đổ bộ an toàn nhưng mũi còn lại xảy ra sự cố không thể tiếp cận đảo do sóng quá to. Hơn một giờ sau, mũi tiến công gặp sự cố cũng đã bám được đảo. Đến khoảng 5g30 sáng 14-4-1975, binh sĩ Sài Gòn trên đảo Song Tử Tây đồng loạt đầu hàng. Lá cờ Tổ quốc được kéo lên. “Người có vinh dự treo cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây là hạ sĩ Lê Xuân Phát, thuộc đội 1, đoàn đặc công 126”- đại tá Quế nói.

Ngay sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ ở toàn bộ quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Cùng lúc này các lực lượng của đoàn đặc công 126 tiếp tục theo tàu đi giải phóng các đảo còn lại: Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, An Bang và Trường Sa Lớn. Ngay hôm đó (14-4) tàu 675 chở quân của sư đoàn 2 Quân khu 5 kịp thời ra tiếp quản, thiết lập hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Song Tử Tây, rồi tiếp tục chở quân của lữ đoàn 126 tiếp tục hành trình giải phóng quần đảo Trường Sa.

Đ.DỤC - V.THÀNH- H.HƯƠNG

------------------------------------------------

“Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả!”. Ấy là ký ức của vị tướng già 35 năm về trước.

Kỳ tới: Ký ức ngày tiếp quản

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/374898/Giai-phong-Truong-Sa-ky-1-Nhung-buc-dien-toi-khan.html
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn   Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeSat Apr 24, 2010 1:59 pm

Giải phóng Trường Sa - Kỳ 2: Ký ức ngày giải phóng

TT - Có những tên đảo mà khi đọc lên bất cứ người Việt nào cũng cảm nhận được sự xúc động thiêng liêng. Tháng 4-1975, khi bộ đội đặc công bước vào mặt trận biển Đông, tên gọi thân thuộc của các đảo trong quần đảo Trường Sa như bây giờ được ký hiệu thành các mục tiêu giải phóng như sau: H1 (Song Tử Tây), H2 (Nam Yết), H3 (Sơn Ca), H4 (Sinh Tồn), H5 (Trường Sa), H6 (An Bang).

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn ImageView

Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây - Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân đội



>> Kỳ 1: Những bức điện tối khẩn

Cờ giải phóng tung bay

Bảo tàng Lịch sử quân sự VN (số 3 Điện Biên Phủ, Hà Nội) trưng bày nhiều kỷ vật của những người lính đặc công đoàn 126 anh hùng. Đó là chiếc bình thở cũ kỹ, chiếc mặt nạ chống nước thô sơ, một vài chiếc la bàn nhỏ... Đoàn 126 trong bảy năm liên tục chiến đấu ở Cửa Việt, Đông Hà đã đánh trên 700 trận, đánh chìm và đánh hỏng nặng 336 tàu chiến, tàu vận tải quân sự các loại...

Trong các trận chiến ở Trường Sa, đối phương không thể ngờ rằng đoàn quân “xuất quỷ nhập thần” đặc công giải phóng lại chỉ được trang bị như vậy. Như sau này thiếu tướng Mai Năng hồi tưởng: “Với số vũ khí ít ỏi, chúng tôi chỉ có thể đánh bằng quyết tâm và niềm tin sắt đá”.


Trong hai ngày 18 và 19-4, sở chỉ huy tiền phương của quân chủng hải quân ở Đà Nẵng tổ chức rút kinh nghiệm việc giải phóng Song Tử Tây.

Đại tá Quế nói cách đánh đảo Song Tử Tây sau này được các nhà nghiên cứu nghệ thuật quân sự đúc kết lại là: lợi dụng thế hợp pháp làm ăn của ngư dân, bộ đội ta giả dạng thành tàu cá, ban ngày tiếp cận mục tiêu quan sát nắm đối phương, thăm dò phản ứng, lợi dụng đêm tối, bất ngờ, nhanh chóng dùng xuồng đổ bộ lên đảo, chia thành nhiều mũi đồng loạt tiến công.

Trong cách đánh này, người lính đặc công một mặt dựa vào yếu tố thủy triều để tiếp cận mục tiêu, mặt khác dựa vào ánh trăng để quan sát đảo. Đây cũng là cách đánh được áp dụng cho việc giải phóng một số mục tiêu khác trong quần đảo Trường Sa.

Theo thiếu tướng Mai Năng, ngày 20-4-1975 chủ trương tiếp quản các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa đã được truyền từ trên xuống. Ngay đêm hôm đó, lực lượng đi giải phóng các đảo đã được phân công cụ thể.

Rạng sáng hôm sau, chiếc tàu có số hiệu 641 do ông Đỗ Việt Cường (đội phó đội 1 của đoàn 126, nay là chuẩn đô đốc, phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân) chỉ huy nhằm hướng mục tiêu đảo Sơn Ca thẳng tiến. Cũng như các con tàu trong biên đội đi đánh đảo Song Tử Tây, tàu 641 được cải trang thành tàu đánh cá và liên tục thay đổi biển số tàu.

Kế hoạch dự kiến tàu 641 sẽ đánh vào đêm 23-4, nhưng trên đường gặp nhiều tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay Mỹ nên cấp trên đồng ý cho tàu 641 lùi thời điểm tấn công... Đúng 2g sáng 25-4, quân ta đổ bộ lên đảo Sơn Ca. Đến 2g30, toàn bộ các mũi tiến công đồng loạt chỉ sau nửa giờ. Cờ giải phóng tung bay trên đảo Sơn Ca.

Kỷ niệm của người lính già

Đêm 26-4, chỉ huy trưởng Mai Năng nhận được bức điện từ cấp trên với nội dung: “Đối phương đã có lệnh rút khỏi đảo Nam Yết đêm nay, các anh quan sát, nếu địch không phát hiện thì tổ chức đánh từ phía sau, nếu không thực hiện được thì ngụy trang ở khu vực lân cận chờ địch rút ra, cho lực lượng lên chiếm đảo”.

Ngày 27-4, ta giải phóng đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Cấp trên giao cho chỉ huy trưởng Mai Năng ở lại đảo Nam Yết. Ngày 28-4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa, đảo An Bang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với những cố gắng lớn nhất... Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên với những đảo và quần đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã thuộc chủ quyền của Tổ quốc.

Chúng tôi hỏi ông Mai Năng về cảm giác những ngày đầu sống giữa biển Đông, vị tướng đặc công già ánh mắt xa xăm nhớ lại: đó là những ngày trời nước mênh mông, niềm vui giải phóng đảo quá to lớn, choán hết mọi suy nghĩ. Làm bạn với lính đặc công trên đảo lúc bấy giờ là bạt ngàn chim biển và những đàn vích nhiều không đếm nổi.

Sáng 30-4-1975, Phó tư lệnh Hoàng Hữu Thái lệnh cho tàu 673 trở về đảo Nam Yết để đón chỉ huy trưởng Mai Năng về đất liền nhận nhiệm vụ mới.

Có một câu chuyện mà đến tận 35 năm sau thiếu tướng Mai Năng mới kể lại cho chúng tôi nghe bên giường bệnh. Một lần, sau khi giải phóng một mục tiêu trong quần đảo Trường Sa, chỉ huy trưởng Mai Năng đã gặp và hỏi những binh sĩ Sài Gòn về lý do họ quyết định đầu hàng dù trước đó đã có sự chống trả.

Câu trả lời thật sự khiến ông bất ngờ: “Sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì chúng tôi bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước VN cả!”. Câu nói đó dù 35 năm đã trôi qua, vị tướng già vẫn không bao giờ quên được.

“Tập trung chụp những gì nêu bật chủ quyền”

Tháng 5-1975. Những ngày đầu tiên hòa bình, không dừng lại ở Sài Gòn, tôi và người cộng sự ở báo Quân Đội Nhân Dân được lệnh của Bộ Tổng tham mưu di chuyển ngược ra một quân cảng ở miền Trung để lên tàu thẳng hướng Trường Sa.

Đó là chuyến tàu nằm trong biên đội gồm ba chiếc tàu chờ đầy vũ khí, khí tài quân sự được ngụy trang thành tàu đánh cá, ra tiếp vận gấp cho lực lượng tiên phong đi giải phóng Trường Sa nhằm củng cố hệ thống phòng thủ, bảo vệ đảo. Trên tàu lúc bấy giờ có Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân Hoàng Hữu Thái.

Khi tàu rời bến, anh Hoàng Hữu Thái nhắc nhở chúng tôi chỉ nên tập trung vào những gì nêu bật chủ quyền của VN (cột mốc chủ quyền, cờ VN, bộ đội luyện tập). Giờ đây, nhìn những tấm hình chụp ở Trường Sa ngày đầu giải phóng đã nhuốm màu thời gian, nhưng nụ cười của người lính giải phóng vẫn rạng ngời. Phía xa xa, đàn chim biển vỗ cánh đầy trời. Đó là Trường Sa những ngày đầu giải phóng... Tôi thấy thật tự hào về những ngày tháng Trường Sa hào hùng.

Nguyễn Khắc Xuể (nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân Dân)



VÕ THÀNH - HÀ HƯƠNG

___________________

Trường Sa không còn xa khi nước nhà đã thống nhất nhưng đó vẫn là dải đất luôn phải đương đầu với bao hiểm nguy, nắng gió và bão tố khắc nghiệt... Nơi đây giờ đã là điểm đến thường xuyên của những chuyến đi nối liền đất mẹ...

Kỳ cuối: Tháng 4 sau 35 năm
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn   Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 9:50 am

Giải phóng Trường Sa - Kỳ cuối: Tháng 4 sau 35 năm

TT - Đoàn công tác của TP.HCM đi Trường Sa đúng dịp tháng 4 sau 35 năm đất nước hòa bình, giang sơn về một mối. Nơi đây bây giờ đã trở thành điểm đến của những chuyến đi nối đất mẹ với dải đất tiền tiêu của Tổ quốc giữa biển Đông.

Biển tháng 4 lặng gió. Sóng nước chỉ vỗ lăn tăn theo mạn thuyền. Con tàu HQ-960 cứu hộ hiện đại của hải quân thẳng tiến hướng mặt trời mọc.

>> Kỳ 1: Những bức điện tối khẩn
>> Kỳ 2: Ký ức ngày giải phóng

Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn ImageView
Những thùng nước ngọt quý giá từ tàu HQ-960 tiếp tế cho đảo Cô Lin, vì gần bốn tháng nay ở đây không có một giọt mưa - Ảnh: X.Trung



Đảo Cô Lin tiền tiêu

“Nếu Trường Sa là tiền tiêu của cả nước thì Cô Lin là tiền tiêu của Trường Sa” - chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo, phó tư lệnh hải quân, nói khi tàu đến đảo Cô Lin (nằm ở khu vực giữa quần đảo Trường Sa). Các chiến sĩ hải quân vẫn ngày ngày “luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hi sinh trong mọi tình huống” mặc dù ai nấy đều thấm nhuần tinh thần giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.

Khi tàu HQ-960 rời Cô Lin cũng là lúc cả đoàn tập trung lên boong tàu làm lễ tưởng niệm những cán bộ chiến sĩ hải quân VN đã hi sinh tại đây. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo đọc diễn văn: “Các đồng chí đã anh dũng chiến đấu hi sinh để bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Chúng tôi bùi ngùi tưởng nhớ, thương tiếc các đồng chí đã nằm lại với biển khơi”.

Tất cả đứng nghiêm mặc niệm các anh. Nhiều khóe mắt đỏ hoe, nhiều cánh tay đưa lên lau nước mắt.

Vị tướng, chuẩn đô đốc cũng nghèn nghẹn, rưng rưng: “Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí, thắp nén nhang, thả vòng hoa tưởng niệm tưởng nhớ tới hương hồn các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.

Ở Trường Sa, các anh lính đảo dù bất kỳ tình huống nào đều hiểu rõ nhiệm vụ số một ở nơi đầu sóng là giữ đảo, giữ bình yên cho cả biển Đông.

Đảo Trường Sa Lớn bây giờ đang như một công trường. Hàng loạt công trình đường sá, nhà khách, đền chùa đang tiếp tục thi công. Các chuyến tàu vào ra ngày càng tấp nập, hối hả. Có người đến người đi và cũng có người đã nằm lại mãi mãi nơi này.

Mộ chàng trai Hoàng Văn Nghĩa, 24 tuổi, nằm trên bãi cát trắng bên hàng cây phong ba. Nghĩa là nhân viên Trạm khí tượng hải văn Trường Sa, đã ra đảo 15 tháng. Công việc hằng ngày của Nghĩa là đo đạc số liệu hải văn để báo về Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ. Số liệu sẽ được chuyển đến Tổ chức Khí tượng thế giới vì đây là trạm phát báo quốc tế.

Trưởng trạm Đào Bá Cao kể lại: sáng 21-3-2010 cũng như những ngày bình thường khác, Nghĩa ra cầu cảng Trường Sa đo đạc mức nước nhưng đến hết ca trực mọi người không thấy Nghĩa về. Cả đảo đi tìm. Cầu cảng là khu vực nước sâu. Xác Nghĩa đã trôi cách cầu cảng 200m.

Bàn thờ Nghĩa đặt ngay ở Trạm khí tượng hải văn Trường Sa. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo vừa ra Trường Sa đã viếng mộ Nghĩa như viếng mộ một người lính.

Đảo là nhà, biển cả là quê hương

Nhìn từ xa, đảo nổi Sinh Tồn, Trường Sa Lớn như những cù lao nhô lên giữa biển trời bao la. Cả chuỗi đảo chạy dài ngoài biển Đông như một lá chắn lớn che cả biển và bờ đất nước. Nhưng nơi ấy vì cách quá xa đất liền nên vẫn còn thiếu thốn nhiều thứ.

Nếu chưa ra đảo khó hình dung được từng cọng rau, từng giọt nước ngọt quý giá đến cỡ nào. Suốt mấy tháng nay trời nắng như thiêu đốt, không có lấy một giọt mưa. Những thùng chứa, bể trữ nước ngọt trên các đảo cạn dần. Rau xanh chỉ được tưới bằng những ca nước tận dụng sau khi rửa mặt, tắm giặt... Chuyện tiết kiệm nước ở đây trở thành một thói quen từ các cháu bé.

Nhưng thiếu thốn vật chất dù nhiều dù ít đều có đất liền chi viện. Cái thiếu thốn khó bù đắp nhất có lẽ là hơi ấm gia đình. Cứ như phản xạ, hễ gặp các anh lính đảo hay bà con trên đảo, lời hỏi thăm đầu tiên của chúng tôi đều giông giống nhau rằng các anh các chị có nhớ nhà không dù ai cũng đoán được câu trả lời.

Để động viên nhau, để truyền cho nhau hơi ấm giữa biển khơi, mọi người đều xem “đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Câu khẩu hiệu ấy xuất hiện khắp mọi nơi.

Trung úy hải quân Thái Đàm Hồng, 36 tuổi, phụ trách hệ thống điện trên đảo Sinh Tồn, kể anh may mắn hơn nhiều anh lính khác nhờ xuất hiện trên tivi hai lần nên người thân ở nhà đỡ nhớ. Đó là hai lần anh giao lưu trong chương trình cầu truyền hình nối Trường Sa với đất liền.

Anh Hồng có thâm niên đi Trường Sa năm “tăng” (từ dùng của hải quân). Mỗi tăng đi hơn một năm, chuyển từ đảo Phan Vinh sang Nam Yết rồi Sinh Tồn, riêng Trường Sa Lớn đi hai tăng. Năm ngoái, đúng ngày sinh nhật con gái 3 tuổi, anh Hồng lại vác balô ra Trường Sa làm nhiệm vụ cho đến nay.

Dẫn đầu đoàn công tác thăm Trường Sa, bà Huỳnh Thị Nhân, phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nói đại ý: các anh có mặt ở đây đã là sự hi sinh lớn lắm rồi. Quả thật sự hi sinh tình cảm gia đình làm sao cân đong đo đếm được dù các anh rất ít khi nhắc đến. Ra đảo hơn một năm nay, thiếu úy Nguyễn Đức Trường luôn đặt tấm ảnh cưới bên chiếc gối ở đầu giường - tấm ảnh duy nhất anh kịp mang ra Trường Sa sau khi cưới vợ tháng 2 năm ngoái. Trường tâm sự: “Tháng 7 này về phép mình phấn đấu có con”.

Mỗi anh lính là một hoàn cảnh. Có người chỉ kịp cưới vợ, chưa kịp có con, có người có con nhưng chưa nhìn thấy mặt con vì ra đảo lúc vợ đang mang thai. Có người đi lâu quá, người yêu ở nhà đã lấy chồng. Các anh lính đảo bảo rằng ra đảo riết rồi quen, về đất liền thấy xô bồ, chật chội...

Trường Sa bây giờ không còn xa khi nước nhà đã thống nhất nhưng đó vẫn là dải đất luôn phải đương đầu với bao hiểm nguy, nắng gió, bão tố khắc nghiệt. Xưa kia cha ông ta xác lập chủ quyền bằng những chiếc thuyền gỗ, nay ta đã có tàu sắt hiện đại thì không có lý do gì ngại gian khó.

Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước giữ từng mét đất, từng sải nước Trường Sa.

Cả nước đang đầu tư cho Trường Sa để biến địa bàn có vị trí chiến lược và đầy tiềm năng này thành một đô thị lung linh ánh đèn giữa biển Đông.

XUÂN TRUNG

---------------------------------------------------

Khởi đăng: Con đường chia ly và đoàn tụ

Cuối tháng 3-1975, đường 7 - một con đường chưa đầy 200km - đã biến thành “điểm nóng” với hơn 200.000 người hỗn loạn rời bỏ Tây nguyên sau lệnh “triệt thoái cao nguyên” của tổng thống Thiệu. Hồ sơ đường 7 là hồ sơ của những thất lạc, mất mát và kiếm tìm suốt 35 năm nay. Ở đó có cả câu chuyện kỳ lạ về những đứa con của lính chế độ cũ được chính những người lính Việt cộng cưu mang. Mỗi câu chuyện là một thông điệp về tình thương yêu không giới tuyến của con người.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn   Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kiều bào Việt Nam sẽ thăm Trường Sa
» Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần?
» dan truong
» game serious sam giải trí
» Quan Điểm Và Chủ Trương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bảo Vệ Tổ Quốc :: Quê Hương-
Chuyển đến