Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
ThanhKhoa
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
tuquynh
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
Admin
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
qwerty68
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
kimerajamm
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
lavivi
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
moonlight172
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
chuongtk
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
gianggiangonline
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_lcapBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Voting_barBạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 15 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 15 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến”

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Empty
Bài gửiTiêu đề: Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến”   Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến” Icon_minitimeThu Apr 22, 2010 4:42 pm

Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến”
4:36, 16/04/2010

--------------------------------------------------------------------------------




Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất


Phe đối lập ở Kyrgyzstan đã bắt đầu cuộc chính biến mới ngày 6/4/2010 từ thành phố Talas ở miền Bắc đất nước. Thoạt tiên là một nhóm người có vẻ như tự phát, kéo tới chiếm trụ sở chính quyền địa phương và đã tấn công cả cơ quan nội vụ tỉnh. Mặc dầu các đơn vị đặc nhiệm và cảnh sát được phái tới nhưng đã bất lực trước làn sóng công phẫn tột độ của những người bạo loạn.


Xung đột đẫm máu đã bùng nổ tới đêm khuya. Và sáng hôm sau, làn sóng biểu tình kèm theo đập phá đã lan ra nhiều địa phương khác, kể cả thủ đô Biskech. Và chỉ sau vài ngày hỗn loạn đẫm máu, phe đối lập đã tuyên bố làm chủ đất nước. Tổng thống bị lật đổ Kurmanbek Bakyiev phải bỏ chạy về miền Nam để tìm cơ hội phục thù.

Những gì mới diễn ra ở Kyrgyzstan xem ra rất giống với cuộc "dân nổi can qua" từng diễn ra ở đất nước Trung Á này cách đây 5 năm. Cũng chính khi trong tình thế "cùng tắc biến", sự công phẫn của quần chúng nhân dân cộng với các khẩu hiệu chính trị rất hào nhoáng và các vụ đập phá theo kiểu vô chính phủ (tất cả những gì đã tạo nên cái gọi là "cuộc cách mạng hoa tuy líp") đã đưa thủ lĩnh phe đối lập lúc đó là ông Kurmanbek Bakyiev lên chức Tổng thống. Gậy ông đập lưng ông, giờ đây phe đối lập đã sử dụng đúng bài bản mà ông Bakyiev đã triển khai để lật đổ chính ông.

Mùa nổi loạn

Đã từ không chỉ một năm nay tại Kyrgyzstan, mùa xuân đã trở thành thời điểm thuận lợi cho những lực lượng không hài lòng với chính quyền đương nhiệm tụ họp cùng nhau để thử "chọc trời khuấy nước" muốn tới đâu thì tới. Có nhiều lý do để dẫn tới việc này mà trong đó, thời tiết ấm áp có lẽ cũng là một lý do quan trọng để tập hợp quần chúng ngoài trời.

Mùa xuân năm ngoái (2009), phe đối lập cũng đã huy động khá đông những người ủng hộ mình tiến hành những cuộc biểu tình phản đối chính phủ nhưng khi đó, ông Bakyiev đã tìm ra được một giải pháp khôn ngoan: tuyên bố tiến hành bầu cử Tổng thống trước thời hạn. Bằng cách có vẻ như chiều theo ý phe đối lập, ông Bakyiev đã hạ được nhiệt trên chính trường Kyrgyzstan: thay vì bạo động đường phố là một cuộc bầu cử. Trong cuộc bầu cử đó, ông Bakyiev vẫn duy trì được vị thế của mình với 90% số phiếu bầu. Phe đối lập dù vẫn kêu ca về những sự này sự nọ không phải lẽ lắm trong bầu cử nhưng vẫn đành bó tay thúc thủ, chờ cơ hội mới.

Và cơ hội mới đã tới với phe đối lập ngay từ đầu năm 2010. Do những khó khăn có thể là khách quan, giá điện và nước sưởi ấm ở Kyrgyzstan đã tăng khá mạnh ngay từ tháng 1/2010 vì chính phủ muốn sử dụng biện pháp này để có thể có khả năng tài chính nhằm hiện đại hóa hệ thống nhiên liệu của đất nước. Họa vô đơn chí, đồng thời với việc đó là sự tăng giá của điện thoại di động khi chính sách thu tiền nối mạng được áp dụng… Ngay lập tức, giá lương thực thực phẩm cũng tăng…

Thực ra, chính phủ Kyrgyzstan khi đó cũng không hề nuôi ảo tưởng về một thái độ tốt lành của dân chúng trước việc tăng giá như thế. Thủ tướng Daniyar Usenov cũng phải thú nhận rằng, ông biết là gia đình nào ở Kyrgyzstan cũng oán trách chính phủ vì quyết định tăng giá. Nhưng cái khó bó cái khôn… Những biện pháp dân túy như tổ chức các cuộc họp với quần chúng để thảo luận về tình hình giá cả, với sự tham gia của những nhà lãnh đạo cao cấp nhất, như Tổng thống Bakyiev chẳng hạn, đã không mang lại hiệu quả cần thiết.

Sự bất mãn của nhân dân, nhất là những người ở tầng lớp thấp, ngày càng tích tụ. Phe đối lập đã không bỏ lỡ cơ hội này và tới trung tuần tháng 3/2010, đã tiến hành tập hợp lực lượng và đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền của Tổng thống Bakyiev bãi bỏ việc tăng giá điện và nhiên liệu, thu hồi về cho nhà nước các xí nghiệp mang tính chiến lược mà phe đối lập cho rằng đã được tư nhân hóa theo những điều kiện tư lợi; bãi chức một số người họ hàng của Tổng thống mà phe đối lập cho rằng đã tham ô và tham nhũng nặng nề…

Phe đối lập đã dọa rằng, nếu những điều kiện mà họ cho là chính đáng như thế không được thực hiện thì họ sẽ lại làm cho Kyrgyzstan trở thành một điểm nóng bạo động để khôi phục "một chính quyền nhân dân đích thực". Thời hạn của tối hậu thư trên đã trôi qua vào cuối tháng 3/2010.


Lực lượng nổi dậy tấn công xe cảnh sát.


Mượn gió bẻ măng

Những xáo động ở thành phố Talas đã bùng nổ một ngày trước khi bắt đầu những hoạt động phản đối chính thức mà phe đối lập dự định tiến hành ở nhiều nơi trên lãnh thổ Kyrgyzstan. Không rõ là các thủ lĩnh phe đối lập có biết trước về vụ bùng nổ trước thời hạn này không (Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo nói rằng, ông hoàn toàn bị bất ngờ bởi những gì đã xảy ra tại Kyrgyzstan) nhưng rõ ràng là, họ đã sẵn sàng để đổ thêm dầu vào lửa. Lý do trực tiếp dẫn tới bạo loạn là vụ bắt giữ một trong những nhà lãnh đạo của đảng đối lập Ata-Meken (tổ quốc), ông Bolot Shernyiazov, người đã tới Talas để tham gia cuộc tụ họp quần chúng sắp tới. Hay tin này, những người ủng hộ ông Shernyiazov đã kéo đến tụ họp quanh trụ sở chính quyền thành phố. Trong khi đó Bộ Nội vụ Kyrgyzstan lại bác bỏ tin bắt giữ ông Shernyiazov và nói rằng, ông này bị gọi lên cơ quan cảnh sát chỉ vì tội tuyên truyền bất hợp pháp…

Tuy nhiên, đối với phe đối lập, những gì liên quan tới ông Shernyiazov chỉ là cái cớ để quá mù ra mưa nên ngay cả khi ông này đã được trả lại tự do, đám đông vẫn vây quanh trụ sở chính quyền Talas tới cả nghìn người. Họ đòi hỏi Tỉnh trưởng Talas phải "đứng về phía nhân dân"… Mọi sự cứ thế trở nên cực kỳ căng thẳng, làm hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương. Lực lượng cảnh sát nhìn chung đã tỏ ra thụ động và hậu quả là chính những cảnh sát viên đã trở thành nạn nhân của những nhóm du thủ du thực hiếu chiến…

Và chỉ trong một tuần, những đám đông ngoài đường phố, với sự kích động của các thủ lĩnh đối lập, đã lật đổ được chính quyền Kyrgyzstan. Đất nước lâm vào tình trạng hỗn loạn. Nạn cướp bóc hoành hành vì các định chế tư pháp đã bị vô hiệu hóa hoặc tự vô hiệu hóa. Thủ tướng Usenov đã phải ký đơn từ chức, còn Tổng thống Bakyiev phải "bỏ của chạy lấy người". Một chính quyền lâm thời đã được lập ra tại thủ đô Biskech do bà cựu Bộ trưởng Ngoại giao Rosa Otunbayeva, thủ lĩnh của nhóm nghị sĩ thuộc đảng Xã hội -dân chủ đối lập, đứng đầu và sẽ nắm quyền điều hành quốc gia trong vòng ít nhất là 6 tháng, cho tới khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức.

Lối cũ ta về…

Không mấy ai tắm hai lần trên một dòng sông, nhưng rõ ràng là Kyrgyzstan lại thêm một lần đi theo kịch bản cũ. Tổng thống Bakyiev đã lặp lại số phận của người tiền nhiệm Akayev mà chính ông đã thay thế nhờ những xáo động chính trị như vừa diễn ra ở Kyrgyzstan. Thủ tướng Nga Putin đã nhận xét rằng, sai lầm lớn nhất của ông Bakyiev là ở chỗ ông, sau khi yên vị trên ghế Tổng thống, lại mắc phải những sai lầm như ông Akayev đã mắc, tức là lại lãnh đạo đất nước theo một phong cách độc đoán, gia đình trị, lại tham ô, tham nhũng… Một trong những lý do khiến xã hội Kyrgyzstan bất mãn là việc ông Bakyiev đã đặt con trai mình vào vị trí chủ trò về đầu tư vốn luôn là đặc biệt béo bở ở bất cứ quốc gia nào. Nhiều người bà con của ông Bakyiev cũng được xếp vào các chức vụ ngon lành…

Oái oăm là ở chỗ, không có gì đảm bảo là những thủ lĩnh của phe đối lập, hiện đang ở đỉnh cao quyền lực, sẽ có thể hành xử khá hơn những người tiền nhiệm. Chính vì thế nên Kyrgyzstan trong tương lai vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ bùng nổ những đợt can qua tương tự như những gì đã xảy ra.

Bà Rosa Otunbayeva sinh năm 1950, từng tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp quốc gia mang tên Lomonosov ở Moskva (MGU). Phó tiến sĩ triết học (1975) với luận văn "Phê phán những luận điểm xuyên tạc phép biện chứng Mác-Lênin của các nhà triết học thuộc trường phái Frankfurt". Trong những năm 1975-1981, làm việc tại Trường Đại học quốc gia Kirgizia tại thủ đô Frunde (nay là Trường Đại học quốc gia Kyrgyzstan ở Biskech) và từng là Trưởng khoa Duy vật biện chứng.

Năm 1981, bà Rosa Otunbayeva chuyển sang làm công tác đảng và đã trở thành Phó Bí thư Thành ủy Frunde (tức thành phố Biskech hiện nay). Trong những năm 1986-1989, là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Xôviết Kirgizia. Từ năm 1989 tới năm 1991, là Chủ tịch Ủy ban UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, bà Rosa Otunbayeva đã đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền nước Cộng hòa độc lập Kyrgyzstan…

Bà Rosa Otunbayeva đã li dị chồng. Bà thông thạo các ngoại ngữ Nga, Anh và Pháp.





Mạnh Phương
Về Đầu Trang Go down
 
Bạo loạn ở Kyrgyzstan: Lại “cùng tắc biến”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan.
» Gởi bạn Nguyễn Thị Hồng Loan !
» bao loan trung quoc 1989
» CUỘC THÁO CHẠY TÁN LOẠN
» Ai cũng phải... “kiểm toán”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Việt Nam và Thế Giới-
Chuyển đến