Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
ThanhKhoa
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
tuquynh
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
Admin
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
qwerty68
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
kimerajamm
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
lavivi
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
moonlight172
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
chuongtk
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
gianggiangonline
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_lcapBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Voting_barBệnh thủy đậu: Những điều cần biết Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 14 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 14 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết   Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết Icon_minitimeSun Apr 18, 2010 4:24 pm

Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết 194da
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biếtMấy tháng nay, số người mắc thủy đậu đã gia tăng đột biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Chỉ riêng Bệnh viện Da liễu Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị hơn 300 người bệnh. Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 (TP Hồ Chí Minh) có đến 1.000 trẻ mắc. Khá nhiều trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi nặng do bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu. Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi ngày có đến 15 - 20 ca vào viện.


Hình ảnh thủy đậu.

Bệnh thuỷ đậu, bà con ta quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.

Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu nhân gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2-3 ngày sau đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Đậu thường thưa. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.

Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường triến triển lành tính: đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít thay đổi; đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi.

Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Năm nay, người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39-40oC, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và có thể tử vong.

Phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì não bộ... bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.

Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.



Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần cách ly với những trẻ khác. Ảnh: Thu Hương
- Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị (trạm y tế xã, phường) trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy; trẻ ốm phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại vườn trẻ, lớp học... nhớ tắm gội sạch vẩy. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt... người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc... người bệnh.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

- Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.

- Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).

- Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.

- Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.

- Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccin phũng bệnh thủy đậu.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).

- Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.

Về lâu dài, đây cũng là biện pháp giúp mọi người chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Chú ý: Chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccin cần áp dụng ngay một biện pháp tránh thai tin cậy (như dùng bao cao su, uống viên thuốc tránh thai) trong vòng 3 tháng.

Bác sĩ Bạch Thông
Về Đầu Trang Go down
 
Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những điều chưa biết về Kiếm Tiên
» Bệnh cúm
» bài giảng bệnh học sản khoa
» Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn
» Bạn đã biết về HIV/AIDS như thế nào?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Y Tế Cộng Đồng :: Y Tế Cộng Đồng-
Chuyển đến